Dọa sẩy thai – sẩy thai

Bài viết được trích từ Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí các bệnh Sản phụ khoa năm 2015 của Bộ Y Tế – Bài Dọa sẩy thai – sẩy thai

 

1.   KHÁI NIỆM

Sẩy thai là hiện tượng kết thúc thai nghén trước khi thai có thể sống được. Với khái niệm này, sẩy thai được định nghĩa là trường hợp thai bị tống ra khỏi buồng tử cung trước 22 tuần hay cân nặng của thai dưới 500g.

2.   CHẨN ĐOÁN
  • Lâm sàng: sẩy thai tự nhiên diễn ra 2 giai đoạn: dọa sẩy thai và sẩy
2.1.1.    Dọa sẩy thai:
  • Có thai (chậm kinh, nghén), ra máu âm đạo (máu đỏ tươi, lẫn ít nhầy, có khi máu đỏ sẫm hay đen, máu ra ít một, liên tiếp), đau bụng (thường không đau bụng nhiều, chỉ có cảm giác tức nặng bụng dưới hay đau âm ỉ vùng hạ vị).
  • Khám: cổ tử cung tím nhưng còn dài, đóng kín, kích thước thân tử cung to tương xứng với tuổi

Đọc tiếp Dọa sẩy thai – sẩy thai

Nguyên tắc xử trí ngộ độc cấp

Nội dung: Bài này cung cấp cho các bạn những kiến thức cơ bản về nguyên tắc xử trí ngộ độc cấp, cách chẩn đoán, các xét nghiệm cần làm, các biện pháp xử trí…

 

Đại cương

Ngộ độc cấp (NĐC) là khi 1 lượng rất nhỏ chất độc, hoá chất xâm nhập vào cơ thể sẽ gây ra những hội chứng lâm sàng và tổn thương cơ quan đe doạ tử vong. Chất độc bao gồm: hoá chất, thuốc, độc tố vi khuẩn, nọc độc của động vật, độc tố có sẵn trong cây cỏ, môi trường. Chất độc vào cơ thể bằng đường tiêu hoá, da và niêm mạc hay hít thở. Thời gian chất độc từ lúc tiếp xúc với cơ thể đến khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên tuỳ thuộc vào tốc độ hấp thu của mỗi chất độc cũng như các biện pháp loại bỏ nhanh chất độc ra khỏi cơ thể. Khi chất độc vào máu xâm nhập các phủ tạng, tế bào, sự chống đỡ của cơ thể nhằm thải trừ chất độc qua phân, gan, nước tiểu, hô hấp còn phụ thuộc vào tình trạng của cơ thể đó (tim, gan, thận) cũng như các biện pháp điều trị hồi sức tích cực và giải độc (antidoti). Vì thế điều trị cấp cứu NĐC phải bao gồm các mặt:

Chẩn đoán

Phát hiện sớm để loại bỏ chất độc ngay (các hội chứng lâm sàng)

Tìm chất gây độc để dùng thuốc giải độc (các kỹ thuật định tính nhanh và kỹ thuật xét nghiệm định lượng hiện đại.

Các biện pháp xử trí

Loại bỏ chất độc và giảm độc nhanh.

Hồi sức các chức năng sống.

Gọi các trung tâm chống độc gần nhất để hỗ trợ.

Đọc tiếp Nguyên tắc xử trí ngộ độc cấp

Tổng phân tích nước tiểu 10 thành phần

Bài viết cung cấp cách phân tích các thông số trong tổng phân tích nước tiểu 10 thành phần. Gải thích cơ chế thay đổi của các thành phần, số lượng trong xét nghiệm nước tiểu.

Phân tích cơ chế các rối loạn về số lượng nước tiểu

–   Số lượng nước tiểu 24 giờ của người bình thường dao động từ 0,5-2l, phụ thuộc vào:

+   Sự thải nước qua mồ hôi và hơi thở (thời tiết).

+   Điều kiện và cường độ lao động.

+   Chế độ ăn nhiều hay ít nước.

+   Khả năng cô đặc nước tiểu của ống thận.

–   Tùy số lượng nước tiểu bài tiết ra trong 24 giờ mà người ta chia ra: đa niệu, thiểu niệu, vô niệu.

·   Đa niệu: lượng nước tiểu >2 lít/ 24 giờ

–   Cơ chế chung: do tăng áp lực lọc ở cầu thận hoặc do giảm khả năng tái hấp thu của ống thận. VD: khi uống nhiều, dùng thuốc lợi tiểu, ít mồ hồi (trời lạnh)…

Đọc tiếp Tổng phân tích nước tiểu 10 thành phần

Xử trí ban đầu khi gặp đột quỵ não

Mình có nhận được một số câu hỏi của các bạn trong Fanpage liên quan đến việc xử trí ban đầu khi gặp đột quỵ, đặc biệt là ở các tuyến cơ sở, trạm Y tế thì có thể làm những gì. Các bạn có hỏi mình về việc dùng kim trích ngón tay, dái tai để cấp cứu đột quỵ não có đúng không? 

Với quan điểm của mình, dựa trên những thứ mình biết, những thứ mình tìm đọc thì việc dùng kim trích ngón tay, dái tai để cấp cứu đột quỵ não là không có cơ sở khoa học. Nó còn làm chậm trễ, mất đi thời gian vàng của bệnh nhân.

Mình có tổng hợp lại một bài xử trí ban đầu khi gặp đột quỵ não dựa trên những quan điểm, bài viết của – PGS.TS Nguyễn Văn Thông – Giám đốc Trung tâm Đột quỵ,Bệnh viện Trung Ương Quân đội 108.

Hy vọng là bài viết này sẽ giúp ích nhiều cho các bạn.

Cái nhìn chung về Đột quỵ

– Đột quỵ hay cơn tai biến mạch máu não xảy ra khi mất hoặc giảm đột ngột lưu lượng máu tới não hoặc chảy máu bên trong sọ dẫn đến giảm, mất chức năng hoặc chết các tế bào não.

Đột quỵ là nguyên nhân gây liệt, rối loạn ngôn ngữ, mất cả giác, trí nhớ, hôn mê và khả năng gây tử vong. Có hai dạng đột quỵ: đột quỵ thiếu máu não và đột quỵ chảy máu não.

Não được nuôi dưỡng bởi hai hệ thống mạch xuất phát từ qua động mạch chủ là hệ thống mạch cảnh (hệ này nuôi dưỡng chủ yếu cho hai bán cầu đại não) và hệ động mạch đốt sống (hệ này nuôi dưỡng chủ yếu cho phần não phái sau, thân não và hành tủy). Về lí thuyết, 2 phút sau khi tắc động mạch, vùng não bị chi phối bởi mạch máu duy nhất đó sẽ bị chết nếu mức độ tưới máu dưới 10ml/100g não/phút (cung lượng máu não bình thường là 55ml/100g/phút) vùng tế bào não chết được gọi là ổ nhồi máu não. Vùng bao quanh (giữa mô não bình thường và mô não bị hoại tử) tưới máu 15>40ml/100g/phút, ở đây các tế bào thần kinh vẫn sống nhưng không hoạt động được, vùng này được gọi là vùng tranh tối – tranh sáng. Như vậy thời gian để mô não bị hoại tử hay phục hổi chức năng (cửa sổ điều trị) là rất quan trọng. Thời gian này cho đến nay còn chưa có giới hạn chính xác và ở mỗi người sẽ khác nhau tùy thuộc và chức năng hệ thống mạch cảnh và chuyển hóa. Đây là vấn đề mẫu chốt để can thiệt cứu vãn các tế bào thần kinh trên cơ sở phân tích các yếu tố gây hại và các yếu tố có lợi khi đột quỵ xảy ra. Mặt khác, khi mạch não bị vỡ, máu chảy ra, gây phá hủy nhu mô não (chèn ép và hoại tử thiếu máu di mất máu)

Đọc tiếp Xử trí ban đầu khi gặp đột quỵ não

Tài liệu Đại hội Tim mạch Toàn quốc lần thứ 14

Chia sẻ Tài liệu Đại hội Tim mạch Toàn quốc lần thứ 14 cho mọi người tham khảo.

Đại Hội và Hội nghị Khoa học Tim mạch toàn quốc lần thứ 14  được tổ chức từ 12 đến 14 tháng 10 năm 2014 tại Trung tâm hội nghị quốc tế ICC – Thành phố Đà Nẵng.

https://lh3.googleusercontent.com/-_3PCl6RZw3w/VNI4jpP-d4I/AAAAAAAAJMs/dmA5NK32q7s/s600/Dai%2520hoi%2520tim%2520mach%2520lan%252014.JPG

Chương trình đại hội lần này rất phong phú và cập nhật về khoa học với nhiều bài cáo của các chuyên gia đầu ngành trong và ngoài nước. Chủ đề của đại hội lần này là ” Tim mạch học trong kỷ nguyên mới – Từ nghiên cứu tới cộng đồng“.

Toàn bộ tài liệu trong Hội nghị các bạn có thể xem online bên dưới và tải về theo link cuối bài viết.

Link Download: Đại hội tim mạch toàn quốc lần 14

Ngoài ra các bạn có thể tải về > 400 báo cáo khác tại  Đại hội

 

Dự án Phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản

Đây là bộ tài liệu Khóa đào tạo giảng viên dự án: Phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản do Bệnh viện Bạch Mai – Hà Nội mới tổ chức hồi tháng 3 năm 2014.

Bộ tài liệu gồm nhiều kiến thức quý báu, giúp các bạn đồng nghiệp có thêm nhiều kiến thức tham khảo, thực hành hữu ích.

Các bạn có thể xem bản đầy đủ bên dưới.

Nguồn: Chiaseykhoa.com chia sẻ

 

Hội chứng gan thận

HỘI CHỨNG GAN THẬN

Bs. Nguyễn Hoài Nam

Khoa Tiêu hóa BV Bạch Mai

1. Đại cương

Hội chứng gan thận (Hepato renal syndrom – HRS) là tình trạng suy thận chức năng xảy ra chủ yếu ở bệnh nhân xơ gan cổ trướng có suy gan rất nặng, ngoài ra có thể gặp ở suy gan cấp hoặc viêm gan rượu. Tình trạng suy giảm chức năng thận là hậu quả của sự rối loạn chức năng tuần hoàn và hoạt động quá mức của hệ thần kinh giao cảm và hệ renin-angiotensin. Mặc dù là tổn thương thận chức năng, HRS lại có tiên lượng rất tồi và điều trị hiệu quả duy nhất là ghép gan.

Tỷ lệ gặp lhoảng 20 % bệnh nhân suy gan có cổ chướng trong một năm đầu và tăng lên 40% trong năm năm sau.

Tỷ lệ tử vong 80 – 95%. Thời gian sống trung bình 2 tuần

2. Phân loại

HRS có 2 typ.

+    HRS typ 1 đặc trưng bởi tình trạng suy thận tiến triển nhanh, nghĩa là tăng gấp đôi nồng độ creatinin huyết thanh ban đầu lên mức trên 226mcmol/L trong vòng 2 tuần. HRS typ 1 có thể xuất hiện tự phát, nhưng thường sau các yếu tố thúc đẩy, đặc biệt là nhiễm trùng dịch cổ trướng.

+    HRS typ 2 đặc trưng bởi tình trạng suy thận tiến triển ở mức độ trung bình, nồng độ creatinin huyết thanh từ 133 – 226mcmol/L, thường tiến triển tự phát nhưng cũng có thể xuất hiện sau các yếu tố thúc đẩy. HRS typ 2 điển hình thường kèm cổ trướng dai dẳng.

Tiên lượng của HRS typ 1 là rất nặng. Tiên lượng sống của bệnh nhân HRS typ 2 thường ngắn hơn bệnh nhân xơ gan không có suy thận nhưng tốt hơn HRS typ 1.

3. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh

3.1. Cơ chế bệnh sinh

HRS là tình trạng suy thận chức năng, được chứng minh bởi các bằng chứng sau: (1) mô bệnh học nhu mô thận bình thường, (2) có thể lấy thận ở bệnh nhân HRS ghép tạng, tiến triển bình thường và (3) HRS có thể đảo ngược sau khi ghép gan [2]. Tình trạng bất thường chức năng thận nói chung và HRS nói riêng ở bệnh nhân xơ gan là một quá trình diễn biến qua các giai đoạn sau:

Giai đoạn 1: giảm bài tiết Natri niệu ở xơ gan còn bù.

Bất thường chức năng thận xuất hiện đầu tiên ở bệnh nhân xơ gan là giảm khả năng bài tiết Natri, bất thường này xuất hiện trước khi tiến triển có dịch cổ trướng. Trong giai đoạn này, bệnh nhân có sự tưới máu thận, mức lọc cầu thận, cân bằng nước tự do bình thường và còn khả năng đào thải Na từ chế độ ăn. Tuy nhiên khả năng bài tiết natri đã giảm một cách kín đáo, nghĩa là giảm đáp ứng thải natri niệu khi có tăng đột ngột Natri vào cơ thể (ví dụ sau truyền dung dịch có Natri). Một biểu hiện khác là giảm khả năng thải Na niệu khi thay đổi tư thế: bài tiết Natri niệu giảm khi đứng thẳng và tăng hơn khi nằm so với người bình thường. Ngoài ra, bệnh nhân xơ gan giai đoạn này còn có tình trạng tăng thể tích plasma, gợi ý tình trạng giữ Natri. Những bất thường này xuất hiện ở bệnh nhân có tăng áp lực tĩnh mạch cửa và sức kháng tuần hoàn ngoại vi thấp, điều này cho thấy có sự liên quan với tình trạng suy giảm chức năng tuần hoàn. Cụm từ xơ gan tiền cổ trướng (preascitic cirrhosis) được dùng cho giai đoạn này của bệnh, mặc dù không có nghiên cứu nào chỉ ra tình trạng sắp hình thành dịch cổ trướng. Khả năng đào thải Natri của thận ở bệnh nhân xơ gan còn bù đang ở mức giới hạn và những bệnh nhân này có thể hình thành cổ trướng khi có yếu tố thúc đẩy tăng lượng Natri vào hoặc suy giảm đào thải Natri niệu.

Đọc tiếp Hội chứng gan thận

Tiếp cận bệnh nhân chảy máu tiêu hóa cao

TIẾP CẬN CHẢY MÁU TIÊU HÓA CAO

TS.BS Bùi Hoàng Hải

(Approach to acute upper gastrointestinal bleeding in adults)

Rome Jutabha, MD
Dennis M Jensen, MD
This topic last updated: Dec 7, 2011.

1. Cơ chế bệnh sinh

Đi ngoài phân đen: 90% chảy máu trên góc Treitz, số lượng máu thường > 50 ml. Phân máu: 74% đại tràng, 11% tiêu hóa trên, 9% ruột non
Hỏi bệnh: 60% đã có tiền sử XHTH cao
Mất máu 15%: nhịp tim tăng 20, tụt HA thế đứng >20 mmHg nằm-> đứng; > 40%: tụt HA nằm
Hemoglobin tụt ban đầu do mất máu, sau 24h do pha loãng (theo dõi 2-8h/lần tùy tình trạng)
Tăng ure máu: do 2 cơ chế (tái hấp thu máu ở ruột non và giảm tưới máu thận), tỷ lệ tăng ure/ tăng creatinin > 100:1; càng cao khả năng XHTH trên càng lớn

2. Rửa dạ dày

Xem có phải XHTH cao không? Có đang chảy máu không? Rửa sạch chuẩn bị soi, nhưng không làm khác nhau về tỷ lệ sống chết. Mỹ: chỉ khi cần chuẩn bị cho soi (rửa bớt máu cục, thức ăn).

3. Điều trị Sốc và truyền máu

Dịch truyền: NaCl 0.9% x 500 ml trong 30 phút , tăng lên nếu cần.
Truyền máu: Người già, bệnh lý tim mạch cần duy trì Hb > 10 g/l; trẻ (7g/l); trừ đang chảy máu nhiều (không căn cứ được).
INR>1,5; TC < 50 G/l: truyền huyết tương tươi đông lạnh (1 khối sau mỗi 4 khối máu); và truyền tiểu cầu.
Không nên truyền nhiều máu ở XHTH giãn vỡ TMTQ (duy trì Hb<10 g/l).

Đọc tiếp Tiếp cận bệnh nhân chảy máu tiêu hóa cao

Phác đồ chẩn đoán và điều trị cấp cứu tim mạch 2015

Đây là toàn bộ Phác đồ chẩn đoán và điều trị cấp cứu tim mạch 2015 của bệnh viện Nguyễn Tri Phương mà mình sưu tầm được, xin phép chia sẻ lại với các bạn sinh viên y, các bác sĩ để làm tài liệu tham khảo, phục vụ cho học tập, thực hành lâm sàng.

Tài liệu được chia sẻ với mục đích cùng học tập, nâng cao kiến thức chuyên môn, mong rằng các bạn có ý thức trong việc sử dụng, không sử dụng vào những mục đích không chính đáng, đề nghị không đăng tải lên các trang mạng upload tài liệu nhằm mục đích tư lợi…

Bạn đọc có thể xem online và tải về theo link bên dưới.

 

Link : Download