HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN & ĐIỀU TRỊ BÀNG QUANG THẦN KINH

HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN & ĐIỀU TRỊ BÀNG QUANG THẦN KINH

1. Định nghĩa & nguyên nhân:

1.1.Định nghĩa:

Bàng quang thần kinh (BQTK) (neurogenic bladder) là tình trạng rối loạn chức năng của

đường tiểu dưới (ĐTD) do tổn thương hay do bệnh lý của các hệ thần kinh (TK) chi phối.

1.2.Nguyên nhân:

• Các tổn thương TK ở não bộ có thể gây ra BQTK gồm có: bướu não, sa sút trí tuệ

(dementia), liệt não (cerebral palsy), bệnh Parkinson, tai biến mạch máu não, chấn

thương sọ não …

• Các tổn thương TK ở tủy sống có thể gây ra BQTK gồm có: xơ hóa rải rác (multiple

sclerosis), các thương tổn tủy sống (từ 4 nhóm nguyên nhân: chấn thương – ví dụ chấn

thương cột sống, mạch máu – ví dụ nhồi máu tủy, nội khoa – ví dụ viêm tủy cắt ngang,

bẩm sinh – ví dụ thoát vị màng tủy do gai sống chẻ đôi), xẹp đốt sống, thoát vị đĩa đệm,

hẹp ống sống, phẫu thuật cột sống …

• Các tổn thương TK ngoại vi có thể gây ra BQTK bao gồm: Một số bệnh lý nội khoa có

đặc điểm làm tổn thương hệ TK ngoại vi có thể gây rối loạn chức năng ĐTD như: đái

tháo đường, nghiện rượu, hội chứng Guillain-Barré … ; Ngoài ra, một số phẫu thuật lớn

vùng chậu như cắt bỏ trực tràng, cắt bỏ tử cung, cắt bỏ tiền liệt tuyến … cũng có thể

làm tổn thương các dây thần kinh chi phối hoạt động của ĐTD.

2. Diễn tiến & sinh lý bệnh của BQTK:

2.1.Giai đoạn sốc tủy:

• Khi tổn thương TK liên quan đến các vùng chi phối hoạt động của ĐTD xảy ra đột ngột

(chẳng hạn do chấn thương sọ não, tai biến mạch máu não, chấn thương cột sống, nhồi

máu tủy, viêm tủy cắt ngang …)

 Mất các phản xạ chức năng của ĐTD: cơ bàng quang không co bóp, cơ thắt niệu đạo

không hoạt động

 Bí tiểu (bên cạnh các biểu hiện khác như liệt hạ chi, liệt tứ chi, liệt nửa người …)

 Gọi là giai đoạn sốc tủy, vì giai đoạn này thường kéo dài vài ngày hay vài tuần, thậm chí

vài tháng. Sau đó thì phục hồi một phần hay hoàn toàn các phản xạ và các họat động chức

năng của ĐTD

• Lưu ý rằng những trường hợp tổn thương TK diễn ra từ từ thì không thấy giai đoạn sốc

tủy này.

2.2.Giai đoạn tiến triển:

• Ảnh hưởng lên đường tiểu dưới:

HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ – BỆNH VIỆN BÌNH DÂN 1

BỆNH VIỆN BÌNH DÂN

 Rối loạn chức năng chứa đựng: dung tích bàng quang quá nhỏ hoặc quá lớn, có thể co

bóp bất thường của cơ chóp bàng quang trong giai đoạn chứa đựng, có thể bị giảm khả năng

giãn nở của bàng quang …

 Rối loạn chức năng tống xuất: có thể gặp các triệu chứng tiểu khó, tiểu gấp, tiểu nhiều

lần, tiểu không kiểm soát …, có thể ứ đọng nhiều nước tiểu trong bàng quang.

 Nhiễm trùng ĐTD, biến thể bàng quang, sỏi bàng quang … là những biến chứng rất

thường gặp của BQTK, do hậu quả của tồn lưu nước tiểu kéo dài và của những lần thông

tiểu để thoát lưu nước tiểu

• Ảnh hưởng lên đường tiểu trên:

 Chướng nước đường tiểu trên: do hậu quả của ứ đọng nước tiểu lâu dài ở bàng quang, do

chít hẹp khúc nối niệu quản-bàng quang, do biến thể thành bàng quang, hoặc do trào ngược

bàng quang-niệu quản.

 Là biến chứng đáng báo động của BQTK, bởi vì ảnh hường lên đường tiểu trên sẽ dẫn

đến tổn hại chức năng thận và ảnh hưởng đến sinh mạng bệnh nhân

Áp lực cao trong BQ, bất đồng vận BQ-cơ thắt là những yếu tố làm tăng nguy cơ bị biến

chứng đường tiểu trên

Diễn tiến chướng nước thận với các mức độ từ nhẹ đến nặng, sỏi thận, thận ứ nước

nhiễm trùng … sẽ dần dần làm hủy hoại cấu trúc của thận và sau cùng dẫn đến suy thận …

3.Chẩn đoán & phân loại BQTK:

3.1.Chẩn đoán:

• Một bệnh nhân được chẩn đoán là BQTK, theo định nghĩa, là có tình trạng rối loạn chức

năng ĐTD do nguyên nhân thần kinh.

• Lưu ý rằng trong y văn từ hơn 10 năm qua xuất hiện khái niệm BQTK không do TK

(Non-neurogenic Neurogenic Bladder). Đây là những trường hợp có biểu hiện lâm sàng

và cận lâm sàng giống hệt như BQTK, kể cả rối loạn chức năng ĐTD, lẫn diễn tiến sinh

lý bệnh, tuy nhiên lại không xác định được nguồn gốc tổn thương TK gây ra tình trạng

này.

3.2.Phân loại:

• Có quá nhiều nguyên nhân sinh ra BQTK, triệu chứng lâm sàng của BQTK thì rất đa

dạng, diễn tiến bệnh lý và biến chứng của BQTK cũng rất phức tạp. Vì thế, việc phân

loại bệnh lý BQTK là rất cần thiết nhằm định vị tổn thương thần kinh, đánh giá rối loạn

chức năng ĐTD, thống nhất các thuật ngữ và định hướng xử trí.

• Có khá nhiều hệ thống phân loại BQTK, có loại dựa trên quan điểm thần kinh, có loại

dựa trên đánh giá chức năng, có loại dựa trên niệu động học, có loại phối hợp… Cho

HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ – BỆNH VIỆN BÌNH DÂN 2

BỆNH VIỆN BÌNH DÂN

đến nay có ít nhất là 6 đến 9 phân loại về BQTK, tuy nhiên có thể nói là chưa có phân

loại nào thực sự hoàn hảo.

• Phân loại Madersbacher: Được trình bày từ năm 1990, sau đó được nhiều tác giả ủng

hộ do hệ thống phân loại khá đơn giản nhưng dễ hiểu và đầy đủ, vừa thể hiện vị trí tổn

thương thần kinh, vừa thể hiện hậu quả rối loạn chức năng của ĐTD. Phân loại này hiện

nay được phổ biến rộng rãi, do được Hội Tiểu Không Kiểm Soát Quốc Tế (ICS) chấp

thuận từ năm 2005 và Sách Hướng dẫn của Hội Niệu Khoa Châu Âu (EAU guideline)

áp dụng từ năm 2008.

Bảng: Một số hệ thống phân loại mô tả rối loạn chức năng đi tiểu

Hình – Phân loại Madersbacher (1990)

Phân loại của Madersbacher chia ra BQTK làm 8 loại, tùy theo sự kết hợp của chức năng cơ

chóp bàng quang và cơ thắt vân niệu đạo. Mỗi loại thường tương ứng với vị trí tổn thương TK

điều hòa hoạt động chức năng của ĐTD.

HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ – BỆNH VIỆN BÌNH DÂN 3

BỆNH VIỆN BÌNH DÂN

4.Điều trị BQTK:

4.1.Mục tiêu điều trị:

• Đảo ngược tiến trình bệnh lý bất cứ khi nào có thể,

• Giảm nhẹ các triệu chứng (đặc biệt là tiểu không kiểm soát) khi không thể đảo ngược,

• Bảo tồn chức năng thận.

4.2.Đối với các trường hợp tăng hoạt cơ chóp:

Dạng BQTK này dễ làm suy nhược bệnh nhân, đặc biệt nếu có tiểu không kiểm soát. Hiện

nay có nhiều lựa chọn trong điều trị tăng hoạt cơ chóp, nhưng không có biện pháp nào thực sự

hiệu quả.

• Dùng thuốc:

 Anticholinergics vẫn là nhóm thuốc chủ yếu. Các thuốc thông dụng gồm có: Oxybutynin

(viên 5mg, 3 viên mỗi ngày), Tolterodine (viên 2mg, 1 tới 2 viên mỗi ngày), Solifenacin

(viên 5mg, 1 tới 2 viên mỗi ngày). Tác dụng phụ của nhóm này gồm khô miệng, chóng mặt,

táo bón, uể oải … Thận trọng khi sử dụng trên bệnh nhân bị glôcôm góc đóng vì có thể làm

tăng nhãn áp.

 Thuốc chống trầm cảm 3 vòng có thể phối hợp với anticholinergics. Thuốc thông dụng

là Imipramine (viên 25mg, 1 tới 4 viên mỗi ngày).

• Phương pháp ức chế ngược sinh học (biofeedback): có thể áp dụng tốt trên những

bệnh nhân có thể di chuyển được và có thể phối hợp với dùng thuốc.

 Tập luyện bàng quang theo Frewen là phương pháp đơn giản nhất: Với bảng nhật ký đi

tiểu, bệnh nhân ghi chú thời gian đi tiểu và lượng tiểu. Sau đó bệnh nhân được khuyến

khích tăng khoảng thời gian giữa các lần đi tiểu, kết hợp với sử dụng anticholinergics.

 Những phương pháp khác phức tạp hơn, khi bệnh nhân tập kềm hãm sự co bóp bàng

quang thông qua cơ chế biofeedback bởi thị giác hay thính giác.

• Kích thích điện lên niêm mạc âm đạo hay trực tràng làm co thắt cơ đáy chậu và ức chế

hoạt động của cơ chóp bàng quang, dẫn đến gia tăng khả năng chứa đựng nước tiểu.

• Tạo hình mở rộng bàng quang bằng ruột với kỹ thuật xẻ ống ruột, vừa làm tăng dung

tích bàng quang, vừa làm giảm áp lực bàng quang, là biện pháp hữu hiệu để điều trị

BQTK tăng co bóp kháng trị với các biện pháp nội khoa bảo tồn.

4.3.Đối với các trường hợp giảm hoạt cơ chóp bàng quang:

• Dùng thuốc: Sympathomimetic choline là thuốc chủ yếu. Betanechol chloride đã được

sử dụng từ lâu, nhưng ít hiệu quả hơn so với anticholinergics dùng do bàng quang tăng

co bóp. Liều thường dùng 50 – 100mg, 4 lần mỗi ngày. Tác dụng phụ có thể gặp: đỏ

bừng mặt, đổ mồ hôi, nhức đầu, tiêu chảy, đau quặn dạ dày-ruột, co thắt phế quản …

HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ – BỆNH VIỆN BÌNH DÂN 4

BỆNH VIỆN BÌNH DÂN

• Thông tiểu sạch cách quãng: Được áp dụng khá thành công đối với các bệnh nhân

giảm co bóp bàng quang. Đây là phương pháp đơn giản, rẻ tiền, hiệu quả đề làm trống

bàng quang bị ứ đọng nước tiểu do suy cơ chóp bàng quang. Có thể kết hợp với thuốc

anticholinergics để giảm mức độ tiểu không kiểm soát. Một yếu tố quan trọng là bác sĩ

hoặc điều dưỡng phải hướng dẫn kỹ cách đặt, giải thích lợi ích và động viên bệnh nhân

chấp nhận phương pháp tự thông tiểu sạch cách quãng.

 Kỹ thuật sạch: hầu hết bệnh nhân đều có thễ được huấn luyện để thực hiện phương pháp

này. Qui đầu ở nam giới hoặc miệng niệu đạo ở nữ giới được làm sạch bằng povidone-
iodine, hexachlorophene hay xà phòng thường. Bệnh nhân rửa tay sạch bằng xà phòng

trước khi cầm ống thông sạch. Thông sạch loại 12 – 14F, bôi trơn bằng bất cứ loại dầu bôi

trơn nào tan trong nước. Sau khi tự đặt thông lấy nước tiểu làm trống bàng quang, ống

thông có thể rửa sạch và tái sử dụng nhiều lần. Thỉnh thoảng bị nhiễm trùng niệu cần dùng

kháng sinh, nhưng tỉ lệ ít hơn nhiều so với lưu thông trong bàng quang thường trực.

 Kỹ thuật vô trùng: chỉ cần thiết cho những bệnh nhân bị tổn thương hệ miễn dịch và

những bệnh nhân có khuynh hướng nhiễm trùng niệu tái phát nhiều lần. Khác biệt duy nhất

so với kỹ thuật sạch là sát trùng da, đeo găng tay vô trùng và dùng thông mới.

• Thủ thuật Valsava và Crede: có thể áp dụng cho hầu hết các bệnh nhân bị liệt hạ chi

chừng nào mà không có bế tắc dòng tiểu rõ rệt,

4.4.Đối với bất đồng vận cơ chóp – cơ thắt:

Dễ gây trào ngược bàng quang – niệu quản nên nhìn chung cần điều trị để tránh gây tổn hại lên

đường tiểu trên, nhất là ở bệnh nhân nam. Có thể áp dụng thông tiểu sạch cách quãng kết hợp

dùng thuốc anticholinergics. Bệnh nhân liệt hạ chi có thể tự làm, Bệnh nhân liệt hạ chi có thể

cũng được áp dụng nếu có người chăm sóc thực hiện giúp.

• Dùng thuốc: Một số thuốc đã được áp dụng như baclofen, dantrolene, diazepam, nhưng

nhìn chung hiệu quả rất kém.

• Đặt thông niệu đạo lưu: để giải quyết bất đồng vận cơ thắt ngoài, nhưng về lâu dài sinh

ra nhiều biến chứng như nhiễm trùng niệu, viêm loét hay hẹp niệu đạo …

• Xẻ cơ thắt ngoài: có thể đem lại hiệu quả giảm sự co thắt cơ thắt vân niệu đạo, nhưng

có những biến chứng tiểu không kiểm soát, chảy máu, bất lực …, và 1/3 số trường hợp

tái phát sau một thời gian cần xẻ lại.

4.5.Niệu đạo bất toàn

Bệnh nhân BQTK thường được điều trị tương tự niệu đạo bất toàn co những nguyên nhân khác.

• Dùng thuốc làm tăng trương lực niệu đạo: Pseudoephedrine hydrochloride, 30 – 60mg,

4 lần mỗi ngày; Phenilpropanolamine hydrochloride, 50mg, 3 lần mỗi ngày. Nên cẩn

HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ – BỆNH VIỆN BÌNH DÂN 5

BỆNH VIỆN BÌNH DÂN

thận khi dùng thuốc kích thích giao cảm trên những bệnh nhân lớn tuổi, cao huyết áp,

tiểu đường, bệnh tim thiếu máu, tăng nhãn áp, hoặc bế tắc ĐTD do tăng sinh lành tính

tuyến tiền liệt.

• Các phẫu thuật dây treo (Sling procedures): có thể áp dụng chọn lọc cho các trường

hợp són tiểu nặng kể cả do BQTK. Dây treo có thể dùng Marlex, Goretex,

Polypropylene, hay cân cơ thẳng bụng tự thân. Nhược điểm là có thể gây bí tiểu do điều

chỉnh căng quá mức chống són tiểu, loét mòn niệu đạo do dây treo.

• Cơ thắt nhân tạo (Artificial Urinary Sphincter): là phương pháp điều trị hữu hiệu các

trường hợp són tiểu nặng do niệu đạo bất toàn, kể cả BQTK. Chống chỉ định cho những

trường hợp bàng quang bất ổn định, bàng quang tăng co bóp, bàng quang kém dãn nở.

Nhược điểm là thiết bị rất đắt tiền và chưa phổ biến ở Việt Nam, mặt khác cũng có biến

chứng như hỏng hóc cơ học, di lệch vị trí, nhiễm trùng, loét niệu đạo …

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

I. Nguyễn Văn Ân, Đào Quang Oánh (2002): Niệu học thần kinh & Xét nghiệm Niệu động học.

Niệu Học Lâm Sàng, chủ biên: Vũ Lê Chuyên, NXB Y học, chương 20: tr 308-323

II. Wein AJ, Dmochowski RR (2012): Neuromuscular Dysfunction of the Lower Urinary Tract.

Campbell-Walsh Urology, 10th Edition, edited by Wein AJ, Kavoussi LR, Novick AC, Partin

AW& Peters CA, Saunder-ElSevier, section 14, chap 65: pp 1909-1946.

https://drive.google.com/file/d/0Bwnh7_WOAyVKbHRoSTRtdGlVOEk/preview

 

CHĂM SÓC TRẺ BỊ BỆNH VIÊM CẦU THẬN CẤP

Mục tiêu

1. Nêu được nguyên nhân gây bệnh viêm cầu thận cấp (VCTC).

2. Trình bày được cơ chế bệnh sinh VCTC.

3. Nêu được các tính chất phù trong bệnh VCTC.

4. Phân tích được các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng bệnh VCTC.

5. Phân tích được diễn biến của bệnh VCTC.

6. Lập và thực hiện được kế hoạch chăm sóc trẻ bị VCTC.

7. Nêu được cách phòng bệnh VCTC.

Nội dung

  1. Khái niệm

Viêm cầu thận cấp là bệnh viêm cầu thận lan toả, cấp tính do có sự lắng đọng  phức hợp miễn dịch lưu hành ở cầu thận, xảy ra sau nhiễm liên cầu trùng β – tan máu nhóm A.

– Lan toả: Trên 80% số cầu thận bị viêm.

– Cấp tính: Bệnh kéo dài không quá 3 tháng.

– Lắng đọng phức hợp miễn dịch lưu hành: Gây viêm dị ứng, viêm không gây mủ ở cầu  thận, có hiện tượng phù nề và tăng sinh tế bào nội mạc mao mạch cầu  thận (Endotelia) và tế bào giữa các mao mạch (Mesangium).

  1. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh

2.1. Nguyên nhân gây bệnh

– Do liên cầu trùng β – tan máu nhóm A, típ 12 (gây viêm họng, viêm Amydal) hoặc típ 49 (viêm da, chốc đầu). Ngoài ra cũng có thể gặp các típ 2; 4; 14; 25; 31.

– Liên cầu trùng β – tan máu nhóm A không đến thận. Chúng cư trú ở họng, da và gây nên những tổn thương viêm mủ tại họng, Amidal, mũi, xoang, phế quản hoặc ở da đầu, cẳng chân, cẳng tay vv… Từ đây, liên cầu trùng giải phóng ra các độc tố (kháng nguyên). Các kháng nguyên này vào máu, kích thích hệ thống đáp ứng miễn dịch sinh ra kháng thể. Phản ứng KN -KT cùng với sự tham gia của bổ thể C3 gây nên các tổn thương viêm ở mao mạch toàn cơ thể, nhưng tổn thương chủ yếu là ở mao mạch cầu thận: Phù nề và tăng sinh các tế bào endotelia, mesangium dẫn đến tăng tính thấm và hẹp lòng mao mạch cầu thận. Tăng tính thấm và hẹp lòng mao mạch cầu thận là khâu cơ bản nhất trong cơ chế bệnh sinh, dẫn đến tất cả các dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng bệnh viêm cầu thận (Sơ đồ 1).

2.2. Yếu tố nguy cơ

– Tuổi: Trẻ: 3 – 5 tuổi: Thường bị viêm da, chốc đầu; Trẻ: 7 – 15 tuổi: Thường bị viêm họng, viêm amydal.

– Cơ địa: Dị ứng, thời tiết: Lạnh đột ngột sẽ làm giảm sức đề  kháng dẫn đến tình trạng dễ bị nhiễm trùng.

– Vệ sinh cá nhân: Vệ sinh răng miệng và da kém.

+

Giảm mức lọc cầu thận giảm đào thải các chất
Giữ nước
Tăng urê máu
nước tiểu màu hồng

Sơ đồ 1: Cơ chế bệnh sinh bệnh VCTC

  1. Triệu chứng lâm sàng

Viêm cầu thận cấp thường xảy ra sau vài tuần hoặc vài tháng kể từ khi trẻ bị viêm họng, viêm amydal, chốc đầu, lở loét ngoài da. Do vậy khi thăm khám bệnh nhân phù thận, phải quan sát kỹ để  xác định có sẹo mới liền hay tổn thương viêm mủ ở da, ở họng và ở Amydal.

3.1. Phù

Trong bệnh VCTC, triệu chứng phù có tính chất:

– Phù xuất hiện đột ngột vào buổi sáng sau khi ngủ dậy.

– Phù bắt đầu xuất hiện ở mi mắt, ở mặt, sau đó phù mới xuất hiện ở chân, tay và nơi khác.

– Mức độ phù: Thường phù nhẹ, phù vừa, đôi khi phù kín đáo, phải cân cho bệnh nhân hàng ngày mới phát hiện được.

– Phù trắng.

– Phù mềm, ấn lõm.

– Phù tiến triển nhanh.

– Ăn nhạt: phù giảm.

– Cơ chế phù: Cơ thể giữ muối và nước do giảm mức lọc cầu thận (xem sơ đồ cơ chế bệnh sinh VCTC).

3.2. Đái ít

– Dựa vào số lượng nước tiểu, chia ra 3 mức độ:

+ Vô niệu: Khi lượng nước tiểu dưới 100 ml/m2/24 giờ (gặp trong VCTC thể vô niệu).

+ Thiểu niệu: Khi lượng nước tiểu dưới 300 ml/m2/24 giờ.

+ Đái ít: Khi lượng nước tiểu ít hơn bình thường.

– Màu sắc nước tiểu:

+ Vàng xẫm hoặc

+ Đỏ như nước rửa thịt (nếu kéo dài trên 2 tuần được gọi là VCTC thể đái máu).

3.3. Tăng huyết áp

– Hầu hết bệnh nhân viêm cầu thận cấp đều có tăng huyết áp với những đặc điểm sau:

+ Huyết áp (HA) thường tăng sớm ngay trong tuần đầu bị bệnh.

+ Tăng cả HA tối đa và HA tối thiểu.

+ Thường tăng nhẹ (tăng 10 => 20 mm Hg). Do vậy phải đo thật chính xác thì mới có thể phát hiện được.

+ Tăng không thường  xuyên,  nên  phải đo nhiều lần trong ngày mới không bỏ sót.

– Đối với những bệnh nhân viêm cầu thận cấp thể cao huyết áp: Huyết áp tăng cao và tăng thường xuyên làm ảnh hưởng đến toàn trạng như đau đầu, chóng mặt,  buồn nôn, nôn, đau ngực, khó thở, rối loạn nhịp tim… Đây là một trong những nguyên nhân dễ gây tử vong.

  1. Xét nghiệm

4.1. Protein niệu

Protein niệu bao giờ cũng dương tính. Do mức độ cô đặc của nước tiểu, cho nên Protein niệu có thể từ 0,5g/l đến 3g/l, đôi khi cao hơn, nhưng không bao giờ vượt qúa 50mg/kg/24 giờ.

4.2. Hồng cầu niệu

Hồng cầu niệu bao giờ cũng có nhiều hơn giới hạn bình thường (đái máu vi thể) hoặc dầy đặc trên vi trường (đái máu đại thể) với kích thước nhỏ và biến dạng là chủ yếu. Có thể bắt gặp trụ hồng cầu.

4.3. Công thức máu

– Bạch cầu tăng, đa nhân trung tính tăng.

– Tốc độ lắng máu tăng.

4.4. Sinh hoá máu

– Urê máu bình thường hoặc tăng.

– Creatinine máu bình thường hoặc tăng.

– Kali máu bình thường hoặc tăng.

– pH máu bình thường hoặc giảm.

– Mức lọc cầu thận (MLCT) giảm.

  1. Tiến triển

5.1. Khỏi hoàn toàn

– Phần lớn bệnh nhi VCTC khỏi hoàn toàn.

– Triệu chứng lâm sàng hết sau 1 -2 tuần lễ.

– Hồng cầu và Protein niệu thường hết chậm hơn. Riêng hồng cầu trong nước tiểu có thể tồn tại tới vài tháng sau khi hết các triệu chứng lâm sàng.

5.2. Diễn biến xấu

– Huyết áp tăng rất cao và kéo dài, dẫn đến suy tim cấp, phù phổi cấp, phù não và tử vong. Đây là triệu ch ứng nổi bật của VCTC thể cao HA.

– Vô niệu kéo dài trên 5 ngày, nếu không chạy thận nhân tạo (lọc máu) thì dễ bị tử vong do suy thận cấp (toan hoá máu, urê và K máu tăng, MLCT giảm…). Đây là triệu chứng nổi bật của VCTC thể vô niệu.

– Bệnh tiến triển thành mạn tính: Giai đoạn đầu triệu chứng lâm sàng khỏi nhanh, nhưng các thành phần trong nước tiểu lại tồn tại kéo dài. Sau một thời gian bệnh biểu hiện dưới dạng hội chứng thận hư hoặc viêm cầu thận mạn.

5.3. Đái đỏ kéo dài

Đái đỏ kéo dài từ 2 tuần đến nhiều tháng là triệu chứng nổi bật trong VCTC thể đái máu. Đây chính là hậu quả của tình trạng tăng tính thấm mao mạch cầu thận và đông máu nội quản rải rác.

  1. Chăm sóc

6.1. Nhận định

Để đưa ra được những chẩn đoán điều dưỡng sát thực với bệnh nhân, người  điều dưỡng cần khai thác kỹ lưỡng tiền sử, bệnh sử và phải thăm khám một cách toàn diện, chính xác.

– Về phần tiền sử, cần khai thác xem bệnh nhi có hay bị mẩn ngứa (dị ứng), viêm họng, viêm da, chốc đầu và đã được chữa trị như thế nào? Đã bị phù lần nào chưa? Tất nhiên, VCTC là bệnh ít khi tái phát.

– Về phần bệnh sử, cần hỏi xem bệnh nhân có sốt hay không, có đau đầu, đau họng, buồn nôn, hoa mắt chóng mặt và đái nhiều hay ít, nước tiểu màu gì? Bệnh nhân phù từ bao giờ, xuất hiện phù ở đâu trước, xác định tính chất phù?

– Về phần thăm khám, cần xác định:

+ Có ổ nhiễm liên cầu trùng hay không? ở đâu? (trên da có lở loét, có sẹo, họng có đỏ, amydal có sưng đỏ và có mủ không).

+ Có phù hay không? mức độ phù? tính chất  phù? Nếu nghi ngờ thì phải cân cho bệnh nhân hàng ngày vào giờ cố định.

+ Số lượng nước tiểu? (trong 8 giờ, trong 24 giờ); màu sắc nước tiểu (vàng xẫm,  đỏ hồng, đỏ thẫm, xanh đen). Đo chính xác số lượng nước tiểu có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc đánh giá tình trạng bệnh.

+ Huyết áp bao nhiêu? (đo nhiều lần trong ngày); tăng nhẹ hay tăng cao? Có ảnh hưởng đến toàn trạng chưa? (Nhịp thở, mạch, tiếng ngựa phi, đau đầu, nôn, co giật, gan to vv…).

+ Có dấu hiệu suy tim chưa? Có dấu hiệu phù phổi cấp chưa? Có dấu hiệu phù não không? Có dấu hiệu suy thận cấp chưa?

Trong trường hợp bệnh nhi tăng HA, thiểu niệu hoặc vô niệu, người điều dưỡng phải theo dõi sát từng giờ để có thể đưa ra chẩn đoán điều dưỡng, lập ra kế hoạch chăm sóc và thực hiện những can thiệp kịp thời, đúng đắn.

6.2. Chẩn đoán điều dưỡng (CĐĐD)

Sau khi nhận định bệnh nhân, điều dưỡng viên phải nêu lên được những chẩn đoán điều dưỡng, từ đó lập kế hoạch chăm sóc (KHCS) và thực hiện KHCS. Một số CĐĐD trong bệnh VCTC thường được nêu lên là:

6.2.1. Phù/đái ít do cơ thể giữ muối và giữ nước, liên quan đến giảm mức lọc cầu thận

Chẩn đoán này được dựa vào các triệu chứng:

– Phù (với tính chất phù của VCTC).

– Đái ít, nước tiểu vàng xẫm hoặc có máu.

– Ăn nhạt phù giảm.

– Protein niệu (+).

– Hồng cầu niệu (+).

6.2.2. Vô niệu (đái rất ít) 1, 2, 3,… ngày do suy giảm khả năng lọc của cầu thận liên quan đến giảm tưới máu mô thận

Chẩn đoán này dựa vào các triệu chứng:

– Đái ít < 100 ml/m2/24 giờ trong thời gian 1, 2, 3,…ngày.

– Phù (với tính chất phù của VCTC).

– Protein niệu (+).

– Hồng cầu niệu (+).

6.2.3. Trẻ mệt, khó thở, thở sâu do tích tụ các sản phẩm độc liên quan đến suy giảm chức năng lọc cầu thận

Chẩn đoán này dựa vào các triệu chứng:

– Trẻ mệt, đau đầu, khó thở…

– Phù (với tính chất phù của VCTC).

– Nước tiểu vàng xẫm.

– Hơi thở có mùi như mùi táo chín (xetonic).

– Xét nghiệm: pH máu giảm, K máu tăng, ure máu tăng.

– Đái ít < 100 ml/m2/24 giờ.

– Mức lọc cầu thận giảm nhiều.

6.2.4. Trẻ nôn, đau đầu, chóng mặt do tăng huyết áp liên quan đến giảm tưới máu thận

Chẩn đoán này dựa vào các triệu chứng:

– Trẻ nôn, đau đầu, chóng mặt, hoa mắt…

– HA cao hơn chỉ số bình thường > 10 mm Hg.

– Phù, đái ít, giảm mức lọc cầu thận.

6.2.5. Sự không nguyên vẹn của da do viêm nhiễm lâu ngày

Chẩn đoán này dựa vào các triệu chứng:

– Lở loét da cẳng chân, cẳng tay, chốc đầu, sẹo mới.

– Ngứa, đau, có mủ ở chỗ viêm.

– Sốt.

6.3. Kế hoạch chăm sóc

Dựa vào CĐĐD, người điều dưỡng sẽ đưa ra KHCS  thích hợp.

6.3.1. Chế độ nghỉ ngơi   

Chế độ nghỉ ngơi được chỉ định cho các trường  hợp  phù, đái ít, đặc biệt là trong trường hợp vô niệu, tăng HA.

Với tư thế nằm, máu đến thận nhiều hơn bình thường. Mặt khác cần động viên để bệnh nhi yên tâm, không lo lắng, ít vận động để máu không phải tập trung lên não và đến chân tay nhiều, tạo điều kiện để máu đến cầu thận nhiều hơn. Tất cả các yếu tố trên sẽ làm tăng mức lọc cầu thận, nghĩa là tăng đào thải Na và các sản phẩm chuyển hoá khác. Do vậy, người điều dưỡng cần động viên, khuyên  nhủ để người bệnh thực hiện tốt chế độ sinh hoạt thích hợp với các giai đoạn tiến triển của bệnh:

– Khuyên nhủ để bệnh nhi nằm nghỉ tại giường trong suốt thời gian còn phù,  đái ít, tăng HA. Với tư thế nằm ngửa, lượng máu đến thận sẽ tăng hơn bình thường, MLCT sẽ được tăng theo, dẫn đến việc tăng đào thải muối, nước và các sản phẩm trung gian chuyển hoá.

– Khi các biểu hiện lâm sàng đã hết, có thể khuyên bệnh nhi đi lại nhẹ nhàng trong buồng bệnh, ra vào nhà vệ sinh, nhà tắm; tự chăm sóc, vệ sinh cho bản thân mình, nếu có thể được.

6.3.2. Về chế độ ăn uống

– Ăn nhạt tuyệt đối

Đây là chế độ ăn hoàn toà n không có muối và được chỉ định trong trường  hợp phù,  đái ít, nhất là trong trường hợp thiểu niệu, vô niệu, tăng HA. Tuy vậy trong thực phẩm và ngũ cốc dùng  trong bữa ăn đã có chứa tới 2,5g muối/ngày, chiếm khoảng 50% nhu cầu của cơ thể về Na. Cần khuyến khích, động viên trẻ ăn nhạt hoàn toàn trong thời gian phù, đái ít, thiểu niệu, vô niệu, cao HA (trung bình 2  – 4 tuần).

– Ăn nhạt tương đối

Khi bệnh  nhân hết phù, lượng nước tiểu và HA bình thường,  cần chuyển bệnh nhân sang chế độ ăn nhạt tương đối. Đây  là chế độ ăn với lượng muối tăng dần: 0,5 g/ngày trong 1 – 2 tuần  lễ đầu;1 g/ngày trong 1 – 2 tuần  lễ tiếp theo; 1,5 g/ngày trong 1 – 2 tuần  lễ kế tiếp; 2 g/ngày trong  1 – 2 tuần lễ cuối.

Như  vậy, sau 4 – 8 tuần ăn nhạt tương đối, trẻ có thể ăn mặn bình thường.  Tuy vậy, cần khuyên trẻ không nên dùng các món ăn quá mặn như thịt rang, cá kho…

– Việc hạn chế các loại thực phẩm giàu chất đạm chỉ được đặt ra đối với trường hợp thiểu niệu hoặc vô niệu, ure huyết cao. Lượng Protit cho các trường hợp này không được vượt quá giới hạn 1g/kg/ngày. Lượng đạm trong thịt là 16%  – 18%, trong cá từ 10 – 15% phụ thuộc vào loại cá. Do vậy chỉ nên cho trẻ ăn c ác loại thực phẩm giàu chất đạm như thịt nạc, thịt bò, thịt gà…  không  quá  6g/kg/ngày; cá không quá 8 – 10g/kg/ngày. Trong thời gian hồi phục, khi mà MLCT đã trở về bình thường thì việc ăn các loại thực phẩm giàu chất đạm là cần thiết để tăng tái tạo tổ chức, mau lành vết loét trên da.

– Đối với trẻ VCTC vô niệu hoặc thiểu niệu,  ngoài việc hạn chế chất đạm, cần phải hạn chế các loại thực phẩm có nhiều Kali như đậu nành, đậu xanh, cải bắp, rau dền, khoai tây, rau muống, rau bí, mông tơi, rau đay, thịt bò, thận bò, hồng ngâm, cùi dừa, cam, chanh, mít…

Bảng 2: Hàm lượng Kali trong một số thực phẩm Vịêt nam

Hàm lượng Kali

(trong 100g)

Các loại rau, ngũ cốc

(trong 100g)

Các loại quả

(trong 100g)

Các loại thịt cá

(trong 100g)

Từ 250-299 Cà  tím,  cải bắp  đỏ, cả i

cúc, cải sen, cải xoong, cần tây

Na,    ổi,      mận,

táo ta

Lươn, trứng vịt,  cá

trê,    cua   bể,     thịt sườn lợn, thận lợn,

Từ 300-399g Măng  tre, đậu  cô ve, cà

chua, rau    sam.  khoai môn, sắn củ

thịt lợn,  tôm đồng,

gan  lợn,   gan  bò, thịt thỏ, chim bồ câu non

Từ 400-499g Rau bí,  rau muống,  cần

ta, rau đay, mồng tơi, rau má, khoai sọ.

Cam, chanh,

Mít,

Thịt bò, thịt hươu,
Từ 500-599 Rau  khoai  lang,  khoai

tây, cải bắp, rau dền đỏ, hoa    chuối,          rau          ngót, vừng, gạo tẻ xát máy

Hồng           ngâm,

cùi dừa già,

Trên 600mg Đậu nành, đậu xanh, đậu

đũa

Thận bò, mực khô,

– Lượng nước đưa vào cơ thể.

Người điều dưỡng phải kiểm soát nghiêm ngặt khối lượng nước đưa vào và thải ra của bệnh nhân VCTC. Lượng nước đưa vào bao gồm nước uống, nước dùng  trong bữa ăn (canh, dấm, súp) và dịch truyền. Nước thải ra gồm nước tiểu và lượng nước mất đi không nhìn thấy (mất qua da, qua hơi thở, cùng với phân).

Có thể tính lượng nước cho bệnh nhân dùng hàng ngày theo công thức:

 V = U + 200.

Trong đó:

+ V là khối lượng nước (ml) cho bệnh nhân dùng trong 24 giờ.

+ U là lượng nước tiểu (ml) của bệnh nhân thải ra trong ngày hôm trước (24 giờ)

+ 200 ml là lượng nước mất đi không nhìn thấy trong 24 giờ.

Đối với những bệnh nhân nặng vô niệu, tính mạng bị đe doạ, việc tính toán khối lượng nước đưa vào cơ thể phải được xem xét trong từng ca làm việc (mỗi 8 giờ):

V8h = U8h + 7 ml/kg.

Trong đó:

+ V8h là khối lượng nước (ml) sẽ cho bệnh nhân dùng trong 8 giờ tới (ca làm việc tới).

+ U8h là lượng nước tiểu trong 8 giờ trước (ca làm trước).

+ 7 ml/kg là khối lượng nước mà mỗi cân nặng cơ thể mất đi không nhìn thấy được trong vòng 8 giờ.

Như vậy, việc theo dõi lượng nước tiểu của bệnh nhân hàng ngày hoặc từng ca làm việc là vô cùng quan trọng.

Người điều dưỡng phải thực hiện hoặc hướng dẫn bệnh nhân hiểu rõ cách  thu gom nước tiểu một cách đầy đủ và tầm quan trọng của nó để họ không bỏ đi lượng nước tiểu trong những lần đi đại tiện.

6.3.3. Thuốc

– Kháng sinh Penicilin.

Đây là loại kháng sinh diệt khuẩn nên chỉ định dùng 1 hoặc 2 lần trong ngày. Nếu dùng 2 lần/ngày thì phải cách nhau 12 tiếng đồng hồ.

Nếu thầy thuốc cho bệnh nhân sử dụng Penicilin V (Phenoxymethyl – Penicilin, Vegacilin) thì điều dưỡng viên phải cho bệnh nhân uống lúc đói, trước bữa ăn 1 giờ.

Thông thường Penicilin được chỉ định tiêm bắp hoặc uống với liều lượng 50.000 đv/kg/ngày, nhưng không quá 1.000.000 đv/ngày và kéo dài không dưới 10 ngày. Thời gian dùng kháng sinh phụ thuộc vào tình trạng viêm nhiễm ở da, họng…

– Lợi tiểu:

Thuốc lợi tiểu được chỉ định dùng trong trường hợp phù, đái ít, nhất là trong trường hợp vô niệu, cao HA.

Thường dùng Furosemid hoặc Hypothiazid. Sau mỗi lần uống, tác dụng lợi tiểu kéo dài từ 4 – 8 giờ (Furosemid) đến 10 – 12 giờ (Hypothiazid). Do vậy chỉ nên dùng thuốc 2 lần vào buổi sáng và trưa (không dùng vào buổi chiều tối) để tránh gây mất ngủ cho bệnh nhân. Mất ngủ và đi lại nhiều sẽ làm cho lượng máu đến thận giảm đi đáng kể. Thuốc được chỉ định uống trong hoặc sau bữa ăn với liều lượng 2 – 4 mg/kg/ngày và kéo dài 3 – 5 – 7 ngày. Trong trường hợp cần thiết phải dùng kéo dài hơn thì phải cho bệnh nhân ngừng uống thuốc trong 3 – 4 ngày, sau đó lại tiếp tục dùng thuốc. Đối với bệnh nhân nặng, vô niệu kéo dài có thể dùng Furosemid tiêm chậm tĩnh mạch, hoặc chạy thận nhân tạo.

– Hạ huyết áp:

Những thuốc sử dụng trong các trường hợp tăng huyết áp là: Reserpin, Hydralazin, Diazoxid, Aldomet… Cần theo dõi sát huyết áp trước và sau khi dùng thuốc để đánh giá hiệu quả tác dụng của thuốc, giúp thày thuốc đưa ra biện pháp điều trị thích hợp, kịp thời, tránh tai biến và tử vong đáng tiếc xảy ra. Trong các loại thuốc hạ HA thì Aldomet được ưu tiên sử dụng vì nó có tác dụng kháng Renine. Còn Reserpin có tác dụng rất chậm, lại gây kích ứng dạ dày nên hiện nay ít dùng. Aldomet được dùng với liều 10 mg/kg/ngày chia 2 lần.

6.4. Can  thiệp điều dưỡng

6.4.1. Phù do cơ thể giữ muối và giữ nước, liên quan đến giảm mức lọc cầu thận.

– Mục tiêu: Hết phù

– Can thiệp điều dưỡng:

+ Chế độ nghỉ ngơi tuyệt đối nhằm tạo điệu kiện để máu đến thận nhiều, để tăng mức lọc cầu thận.

+ Ăn nhạt tuyệt đối:

Cần thực hiện nghiêm túc chế độ cho trẻ ăn nhạt tuyệt đối: tất các các món ăn của trẻ hoàn toàn không cho muối. Cần động viên, giám sát chế độ ăn này. Bởi vì, trên thực tế nhiều bệnh nhi đã ăn vụng muối, thậm chí vì thương con có những bậc cha mẹ cũng vụng trộm cho con ăn muối. Cần giải thích cho bệnh nhi và gia đình hiểu được tác hại của việc ăn muối trong khi bị bệnh. Khi bệnh nhân hết phù thì chuyển  sang chế độ ăn nhạt tương đối.

+ Hạn chế nước:

Bên cạnh việc ăn nhạt tuyệt đối, cần thực hiện chế độ hạn chế nước đưa vào cơ thể. Lượng nước đưa vào cơ thể được tính theo công thức V = U + 200.

+ Dùng thuốc lợi tiểu:

Như  chúng ta đã biết, ăn nhạt tuyệt đối chỉ hạn chế được 50% lượng Natri đưa vào cơ thể. Như  vậy, việc ăn nhạt tuyệt đối là chưa đủ để làm giảm lượng muối cần thiết, khi mà chức năng lọc của cầu thận đã bị suy giảm. Do vậy, chúng ta phải cho bệnh nhân dùng  lợi tiểu, nghĩa là dùng  thuốc ức chế quá trình tái hấp thu Natri ở ống thận. Thuốc thường  được các Bác sỹ chỉ định là Furosemid hoặc Hypothiazid. Thuốc được  dùng  với  liều 2 – 4 mg/kg/ngày chia 2 lần sáng,  trưa;  nên uống lúc no, không uống vào buổi chiều, nhằm tránh làm cho bệnh nhân phải thức dậy đi tiểu vào ban đêm. Thuốc thường được chỉ định dùng trong 3 – 5 ngày liền.

6.4.2. Vô niệu (đái rất ít) 1, 2, 3,… ngày do suy  giảm khả năng lọc của cầu thận liên quan đến giảm tưới máu mô thận

– Mục tiêu: Đái với lượng nước tiểu bình thường.

– Can thiệp điều dưỡng:

+ Nằm nghỉ ngơi tuyệt đối: ăn, nghỉ tại giường.

+ Chườm  nóng vùng  hố thận nhằm mục đích  gây giãn  các mạch  máu vùng hố thận, làm máu đến thận nhiều hơn.

+ Ăn nhạt tuyệt đối cần phải được thực hiện nghiêm ngặt.

+ Han chế nước: Phải cân đối lượng nước vào và lượng nước ra cho bệnh nhân. Lượng nước được đưa vào phải tính toán cho từng ca trực (mỗi 8 giờ) theo công thức: V8h = U8h . 7ml/kg.

+ Thuốc lợi tiểu mạnh thường được các bác sỹ chỉ định dùng như Lasic tiêm chậm tĩnh mạch.

+ Hạn chế ăn các thực phẩm giàu chất đạm, nhưng phải đảm bảo cho cơ thể một lượng protid cần thiết là 1g/kg/ngày, nghĩa là 5  – 6g thịt kg/ngày hoặc 8 – 10g cá/kg/ngày.

+ Hạn chế các loại thực phẩm giàu Kali như đậu nành, đậu xanh, thận bò, thịt bò, chuối tiêu, mận, cam…

+ Thực hiện y lệnh truyền dung dịch kiềm khi toan hoá máu, tăng kali máu.

+ Nếu vô niệu trên 5 ngày, mức lọc cầu thận giảm nhiều còn dưới 30% so với bình thường; Kali máu trên 7,5 mEq/l; ure máu trên 2g/l; pH máu dưới 7,2; BE dưới 8 mEq/l thì phải chuẩn bị cho bệnh nhân chạy thận nhân tạo.

6.4.3. Trẻ khó chịu do nôn, đau đầu, chóng mặt… do tăng huyết áp liên quan đến giảm tưới máu thận

– Mục tiêu: Hết khó chịu, hết nôn, hết đau đầu chóng mặt…

– Can thiệp điều dưỡng:

+ Nằm nghỉ ngơi tuyệt đối.

+ Chườm nóng vùng hố thận.

+ Ăn nhạt tuyệt đối.

+ Hạn chế nước.

+ Thuốc lợi tiểu.

+ Thuốc kháng renin, hạ huyết áp:

Thường  được các bác sỹ chỉ định dùng Aldomet 10 mg/kg/ngày, uống chia 2 lần/ngày. Cần theo dõi các tác dụng phụ có thể xảy ra như buồn nôn, nôn, đau đầu, đỏ da nửa người phía trên.

6.4.4. Trẻ khó thở, tím tái do suy tim liên quan đến cao huyết áp

– Mục tiêu: Hết khó thở, hết tím tái.

– Can thiệp điều dưỡng:

+ Nằm nghỉ ngơi tuyệt đối.

+ Chườm nóng vùng hố thận.

+ Ăn nhạt tuyệt đối.

+ Hạn chế nước.

+ Thuốc kháng renin, hạ huyết áp

+ Thuốc lợi tiểu.

+ Hút đờm rãi, thở oxy

+ Thực hiện y lệnh cho bệnh nhi dùng thuốc trợ tim Digoxin:

* Liều lượng: 0,04 – 0,05 mg/kg/24 giờ.

* Tiêm tĩnh mạch chậm 1/2 liều, sau đó cứ sau 8 giờ tiêm 1/4 liều .

* Phải bắt mạch trước, trong và sau khi tiêm thuốc Digoxin. Trong khi đang bơm thuốc mà thấy mạch chậm lại hoặc nhanh lên rõ thì phải ngừng bơm thuốc vì có thể đã tiêm quá liều hoặc bơm thuốc quá nhanh. Như vậy, không nhất thiết phải dùng hết liều thuốc đã cho.

+ Khi có nguy cơ phù phổi cấp:

* Cho thở oxy được xục qua dung dịch cồn với nồng độ 10 – 20%.

* Trẻ trên 5 tuổi có thể phải dùng Morphin 0,25  – 0,5mg/tuổi/lần tiêm dưới da.

* Có thể phải chích máu 100 – 200ml/m2 diện tích da.

* Nếu trẻ có kèm theo thiếu máu thì có thể dùng phương pháp garô gốc chi thay cho chích máu: Garô 1 gốc chi, sau đó cứ sau 5 phút garô thêm 1 gốc chi khác. Khi được 15 phút thì tháo garô ở chi được garô đầu tiên và đặt garô chi thứ tư, lần lượt như vậy sao cho lúc nào cũng chỉ garô 3 chi, còn một chi để tự do và mỗi chi garô liên tục không quá 15 phút .

* Chuẩn bị dụng cụ để đặt nội khí quản và cho thở máy theo chỉ định của thầy thuốC.

6.4.5. Sự không nguyên vẹn của da do viêm nhiễm lâu ngày

– Mục tiêu: Da hết các nốt lở loét, hết các tổn thương viêm.

– Can thiệp điều dưỡng:

+ Dùng kháng sinh diệt liên cầu: thực hiện đúng y lệnh dùng  Penicilin uống hoặc tiêm không dưới 10 ngày.

+ Ăn nhiều các loại thực phẩm giàu chất đạm như thịt, cá để tăng sinh tế bào tạo sẹo. Cần chú ý việc chăm sóc theo vấn đề ưu tiên: Chỉ cho ăn chế độ tăng đạm khi trẻ không ở trong tình trạng vô niệu.

+ Vệ sinh da hàng ngày là công việc thường xuyên nên làm. Cần tránh gây dập vỡ các nốt viêm mủ.

6.5. Đánh giá

Sau khi thực hiện kế hoạch chăm sóc, người điều dưỡng phải theo dõi bệnh nhi thường xuyên để có thể nêu lên được kết quả điều trị và chăm sóc. Trong bệnh viêm cầu thận cấp, những vấn đề cần đánh giá là:

– Phù:

Để đánh giá mức độ và tiến triển của phù cần thiết phải:

+ Khám hàng ngày: Dấu hiệu Goder.

+ Cân hàng ngày vào giờ cố định với một cân duy nhất.

+ Cảm nhận chủ quan của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân.

– Đái ít:

Khai thác bệnh nhân về số lần đi tiểu, số lượng nước tiểu trong ngày, ban đêm, so sánh với các ngày trước.

+ Đong, xác định số lượng nước tiểu mỗi 8 giờ hoặc mỗi 24 giờ. Hàng ngày báo cáo bác sỹ về số lượng nước tiểu của bệnh nhân, nhất là khi trẻ vô niệu hoặc thiểu niệu.

+ Quan sát, xác định màu sắc nước tiểu.

– Huyết áp:

+ Khai thác những cảm giác chủ quan của bệnh nhân như đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn, nôn, khó thở, tức ngực và tiến triển của các dấu hiệu  này trước và sau khi dùng thuốc hạ HA.

+ Đo HA hàng ngày hoặc mỗi 3 -8 giờ cho bệnh nhân.

+ Đếm mạch, nhịp thở hàng ngày.

– Tình trạng viêm nhiễm ở da, họng:

+ Đo nhiệt độ cơ thể cho bệnh nhân hàng ngày.

+ Khám và đánh giá tiến triển của các tổn thương viêm da, viêm họng.

– Các chế độ như nằm nghỉ tại giường, ăn nhạt, uống ít nước, ăn giảm lượng đạm, vệ sinh răng miệng và da có được thực hiện nghiêm chỉnh không?

  1. Giáo dục sức khoẻ

7.1. Trong khi nằm viện

– Khuyên nhủ bệnh nhân thực hiện vệ sinh răng miệng, vệ sinh da hàng ngày cho tốt. Đánh răng hàng ngày sau mỗi bữa ăn hoặc vào buổi tối trước khi đi ngủ là công việc có ích nên làm. Xúc miệng, uống nước sau mỗi lần ăn là cần thiết. Tuy vậy, cần lưu ý lượng nước đưa vào cơ thể trong ngày đối với bệnh nhân trong giai đoạn nặng. Vấn đề vệ sinh da liên quan đến quần áo, chăn, chiếu và tắm rửa hàng ngày. Tránh gây vỡ, dập các tổn thương viêm mủ trên da, giữ vết loét khô, không để mủ và dịch chảy ra giường, chiếu và vùng da lành. Tránh gãi gây xây xước da, tạo đi ều kiện để vi trùng dễ xâm nhập vào cơ thể.

– Giải thích để  bệnh nhân hiểu rõ về chế độ ăn nhạt, hạn chế nước là vô cùng quan trọng. Do không hiểu rõ được ý nghĩa của chế độ ăn nhạt, mà không ít  bệnh nhi VCTC đã ăn vụng muối hoặc do “quá thương con” mà bố  mẹ đã vụng trộm cho con ăn thêm muối.

– Giới thiệu các loại thực phẩm không nên cho trẻ ăn vì có nhiều Kali.

– Cần giáo dục để bệnh nhân và gia đình bệnh nhân không nên lo lắng về những dấu hiệu phù, đái đỏ vv… ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ.

– Giải thích để bệnh nhân và gia đình hiểu được vai trò của việc nằm nghỉ tại giường, việc giữ ấm để nâng cao sức đề kháng cho trẻ.

– Việc sử dụng thuốc đúng liều, đúng lúc và đủ thời gian là quan trọng. Trên thực tế, nhiều bệnh nhân tự động tăng hoặc bớt liều lượng thuốc, làm ảnh hưởng  đến kết quả điều trị.

7.2. Trước khi ra viện

Cần giáo dục bệnh nhân và gia đình

– Duy trì thành thói quen vấn đề vệ sinh da và răng miệng: đánh răng buổi tối hoặc sau mỗi lần ăn, xúc miệng sau khi ăn, thường xuyên rửa tay và tắm giặt.

– Tránh mọi hoạt động gắng sức như lao động, thể dục thể thao trong thời gian 6 tháng kể từ khi khỏi bệnh.

– Khi bị viêm da, viêm họng phải đến xin lời khuyên của thầy thuốc. Việc điều trị tích cực trong trường hợp này là cần thiết. Nó bao gồm sử dụng kháng sinh thích hợp và vệ sinh, chăm sóc da, họng. Làm tốt công tác này sẽ tránh được bệnh VCTC.

– Tránh nhiễm lạnh khi thời tiết thay đổi. Viêm họng mãn tính thường  xảy ra ở những đứa trẻ da bị lạnh, nhất là cổ và 2 bàn chân. Giảm sức đề kháng của cơ thể do  da bị nhiễm lạnh đã được nhiều nhà y khoa nhắc tới.

CHĂM SÓC TRẺ BỊ BỆNH THẤP TIM

Mục tiêu

1. Nêu được nguyên nhân gây bệnh thấp tim và yếu tố nguy cơ.

2. Trình bày được cơ chế bệnh sinh bệnh thấp tim.

3. Kể được các triệu chứng lâm sàng bệnh thấp tim.

4. Nêu được nguyên tắc điều trị bệnh thấp tim.

5. Trình bày được các biện pháp phòng chống bệnh thấp tim.

6. Lập luận và nêu lên được các chẩn đoán điều dưỡng ở bệnh nhi thấp tim.

7. Lập và thực hiện được kế hoạch chăm sóc trẻ bị bệnh thấp tim.

Nội dung

  1. Đại cương

– Thấp tim là một bệnh nhiễm trùng – nhiễm độc – miễn dịch, xảy ra sau nhiễm liên cầu trùng β tan huyết nhóm A, biểu hiện bằng những tổn thương viêm ở hệ thống tổ chức liên kết, trong đó nơi hay bị tổn thương nhất là tim, khớp và mạch máu.

– Từ năm 460 – 377 trước công nguyên Hyppocrat đã mô tả bệnh viêm đa khớp thấp (polyartrite rhumatique) là bệnh viêm nhiều khớp di chuyển với biểu hiện sưng, đỏ và rất đau ở khớp,  không gây nguy hiểm cho cuộc sống của người  bệnh và hay gặp ở người  trẻ tuổi. Từ đó người  ta coi đây là bệnh của khớp.  Do vậy đã tồn tại hàng trăm năm tên gọi “Thấp khớp cấp (RAA – Rhumatisme Articulaire Aigu)” hoặc “Sốt thấp (Rheumatic fever)”. Trên thực tế thì tổn thương  sưng, nóng, đỏ, đau ở khớp sẽ hết nhanh sau 3 – 7 ngày, cho dù không dùng bất cứ một phương pháp điều trị gì, hơn nữa đây không phải là bệnh cấp tính.

-Vào năm 1835 – 1836, Bouillaud và Sokonsky, không phụ thuộc vào nhau, qua nghiên cứu trên giải phẫu bệnh và lâm sàng đã đưa ra kết luận về tổn thương chủ yếu của bệnh là ở tim, ở mao mạch và đề nghị xếp bệnh  “Thấp khớp cấp” vào nhóm bệnh tim mạch. Hơn nữa, tổn thương viêm cơ tim, viêm màng trong tim không chỉ hay gặp nhất mà còn để lại di chứng nặng nề, dễ gây tử vong và làm cho bệnh nhân trở thành tàn phế. Do vậy, trong y văn thường có tên gọi “Rhumatismus”, “Thấp tim” hay bệnh Bouillaud-Sokonsky.

– Thấp tim là bệnh của trẻ em, hay gặp nhất ở trẻ từ 9 – 12 tuổi. Hở, hẹp van tim ở người lớn chỉ là hậu quả, là di chứng của thấp tim ở thời niên thiếu.

  1. Nguyên nhân

2.1. Nguyên nhân

Thấp tim chỉ xảy ra sau khi trẻ bị viêm họng, viêm Amydal do liên cầu trùng β tan huyết nhóm A.

Đọc tiếp CHĂM SÓC TRẺ BỊ BỆNH THẤP TIM

Chăm sóc sức khỏe ban đầu

CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU

 

Mục tiêu

1. Nêu được định nghĩa sức khoẻ và chăm sóc sức khoẻ ban đầu (CSSKBĐ) .

2. Trình bày được các yếu tố chi phối sức khoẻ.

3. Trình bày được  nội dung CSSKBĐ  theo tuyên  ngôn Alma Ata và nội dung

CSSKBĐ tại Việt nam.

4. Trình bày được nội dung CSSKBĐ cho trẻ em (GOBIFFF).

5. Phân tích được mô hình bệnh tật của trẻ em nước ta hiện  nay.

6. Nêu được các mục tiêu cụ thể về CSSKTE từ nay đến năm 2010.

7. Tiến hành được buổi giáo dục sức khoẻ tại cộng đồng.

 

Nội dung

  1. Khái niệm về CSSKBĐ

1.1. Định nghĩa sức khoẻ

Sức khoẻ là trạng thái hoàn toàn thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội, chứ không chỉ là tình trạng không có bệnh, tật hoặc ốm yếu.

1.2. Các yếu tố chi phối sức khoẻ

Ăn uống; Nhà ở, tiện nghi; Rèn luyện thân thể; Văn hoá giáo dục; Tình hình thế giới; Tổ chức y tế; Qui hoạch xây dựng; Giao thông, du lịch; Dân số; Môi trường thiên nhiên; Phát triển kinh tế; Môi trường gia đình; Môi trường lao động; Môi trường xã hội.

1.3. Định nghĩa CSSKBĐ (Nêu tại Hội nghị Alma Ata ngày 12/9/1978)

– CSSKBĐ  là những chăm  sóc sức khoẻ  thiết  yếu, bằng các phương pháp  và  kĩ thuật thực hành có cơ sở khoa học, có thể tới được mọi người,  mọi gia đình trong cộng đồng, được họ chấp nhận và tích cực tham gia, với mức chi phí mà nhân dân và Nhà nước có thể cung ứng được, phát huy tính tự lực, tự quyết của mọi người dân.

– Có thể nói CSSKBĐ chính là:

+ Những chăm sóc thiết yếu, những chăm sóc cơ bản cho sức khoẻ.

+ Những chăm sóc này là những kỹ thuật thực hành có cơ sở khoa học.

+  Những chăm sóc có thể tới được mọi người dân, mọi gia đình và tới được nơi họ đang sinh sống.

+ Những chăm sóc mà mọi người  có thể chấp nhận được  và tích  cực tham gia hưởng ứng.

+ Những chăm sóc phù hợp với nền kinh tế của nhân dân, của đất nước.

– Như  vậy, nội dung CSSKBĐ  sẽ không hoàn toàn giống nhau  ở các nước trong cùng  một thời điểm và ngay trong một nước ở các vùng và các thời điểm khác nhau. Nội dung CSSKBĐ cần được thay đổi theo thời gian hoặc theo địa  lý để  phù hợp với tình hình sức khoẻ, bệnh tật và trình độ văn hoá của nhân dân cũng như hoàn c ảnh kinh tế của mỗi nước, mỗi địa phương trong từng thời điểm khác nhau.

– CSSKBĐ là một chiến lược hay một giải pháp nhấn mạnh tới sự phát triển phổ cập các dịch vụ y tế. Các dịch vụ này người dân chấp nhận được, cố gắng chi trả được, có thể tiếp cận được, dựa vào cộng đồng và coi trọng việc nâng cao, duy trì sức khoẻ cho nhân dân.

– Bốn nguyên tắc cơ bản của CSSKBĐ là:

+ Tiếp cận rộng rãi và phổ cập các nhu cầu cơ bản: Đây là nguyên tắc nền tảng của CSSKBĐ. Mọi người dân trên thế giới cần được tiếp cận với những dịch vụ y tế hiện có để đảm bảo cho mọi người dân có sức khoẻ đầy đủ.

+ Sự tham gia và tự lực của cá nhân và cộng đồng: Yếu tố chìa khoá để đạt được sự tham gia và tự lực của cá nhân và cộng đồng là giáo dục và xây dựng ý thức trách nhiệm của mỗi người đối với sức khoẻ của mình và của mọi người.

+ Phối hợp liên ngành trong CSSKBĐ: Ngành y tế phải phối hợp với các ngành khác như  giáo dục, công nghiệp, nông nghiệp…và với các tổ chức xã hội như Hội liên hiệp phụ nữ, Đoàn thanh niên… và với chính quyền địa phương để có thể đạt được hiểu quả cao trong công tác CSSKBĐ.

+ Kỹ thuật thích ứng và hiệu quả chi phí trong khuôn khổ nguồn lực có sẵn. Dựa vào thực trạng tại địa phương mà có thể đưa ra những kỹ thuật chăm cho phù hợp, hiệu quả và huy động được sự t ham gia tích cực của cộng đồng. Sử dụng các kỹ thuật thích hợp và hiệu quả trong việc sử dụng các nguồn lực y tế, cũng có nghĩa là phải phân bổ từ trung ương đến địa phương, sao cho đa số người  dân được hưởng.

1.4. Nhận thức về chăm sóc sức khoẻ

Sự khác biệt cơ bản về nhận thức chăm sóc sức khoẻ sau Hội nghị Alma Ata là sự chuyển biến về quan niệm cũ cho rằng sức khoẻ là trạng thái không có bệnh sang quan niệm mới là trạng thái thoải mái về thể chất, tinh thần, xã hội và không bệnh tật. Từ đó dẫn đến sự thay đổi về nội dung chăm sóc sức khoẻ, về đối tượng cần chăm sóc sức khoẻ, về trách nhiệm của người cán bộ y tế, về vai trò của từng người nhân, từng ban ngành trong xã hội trong việc phấn đấu không ngừng nâng cao sức khoẻ cho cá nhân, cho cộng đồng và cho xã hội. Sự khác biệt cơ bản về nhận thức chăm sóc sức khoẻ được tóm tắt như sau:

Nội dung Nhận thức cũ về CSSK Nhận thức mới về CSSK
Quan  niệm về  sức khoẻ Không có bệnh Thoải mái về thể chất, tinh thần, xã hội và không có bệnh tật.
Nội dung chăm sóc sức khoẻ Nặng về chữa bệnh Dự phòng tích cực, chăm sóc toàn diện.
Đối tượng chăm sóc sức khoẻ Cá thể: người ốm là chính Cộng đồng: người khoẻ và người ốm
Trách nhiệm của Y tế Toàn dân, toàn xã hội
Vai trò của người dân Thụ động: ỷ lại vào y tế Chủ động:

– Tự bảo vệ mình;

– Cùng tham gia bảo vệ cộng đồng

Tính chất hoạt động Hoạt động của y tế tách rời với hệ thống kinh tế – xã hội Y tế là một bộ phận lồng ghép trong hệ thống kinh tế – xã hội
  1. Nội dung CSSKBĐ

2.1. Nội dung CSSKBĐ theo Tuyên ngôn Alma Ata

Gồm 8 điểm (ELEMENTS):

– Education: Giáo dục sức khoẻ.

– Local disease control: Phòng chống các bệnh dịch tại địa phương.

– Expanded program of immunization: Chương trình tiêm chủng mở rộng.

– MCH and family planing: Bảo vệ bà mẹ trẻ em – Kế hoạch hoá gia đình.

– Essential drugs: Cung cấp thuốc thiết yếu.

– Nutrition and food supply: Cung cấp lương thực – thực phẩm và cải thiện bữa ăn.

– Treatment and prevention: Điều trị và phòng bệnh.

– Safe water supply and sanitation: Cung cấp đủ nước sạch và thanh khiết môi trường.

Đọc tiếp Chăm sóc sức khỏe ban đầu

Cách dùng thuốc cho trẻ em

CÁCH DÙNG THUỐC CHO TRẺ EM

 

Mục tiêu

1. Nêu  được đặc điểm sinh lý của cơ thể trẻ em liên  quan đến việc dùng  thuốc trong điều trị.

2. Nêu được các nguyên tắc chung về dùng thuốc cho trẻ em.

3. Trình bày được cách tính liều lượng thuốc cho trẻ  em.

4. Phân tích được ưu, nhược điểm của các đường đưa thuốc vào cơ thể.

5.  Kể được một số thuốc không nên dùng cho trẻ em.

6. Trình bày được cách dùng một số thuốc thông thường cho trẻ em.

Nội dung

  1. Đặc điểm giải phẫu, sinh lý của cơ thể trẻ em liên quan đến việc dùng thuốc điều trị

– Thuốc dùng cho trẻ em với liều lượng tương đối cao hơn so với người lớn, vì:

+ Chuyển hoá cơ bản của trẻ em mạnh hơn so với người lớn.

+ Tỷ lệ nước trong cơ thể trẻ em nói chung và tỷ lệ nước ngoài tế bào  nói riêng cao hơn so với người lớn.

+ Diện tích da của trẻ em tương đối rộng hơn so với người lớn.

– Một số thuốc có độc tính cao đối với trẻ em phải được dùng với liều lượng tương đối thấp hơn so với người lớn, vì:

Đọc tiếp Cách dùng thuốc cho trẻ em

CÁC THỜI KỲ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM.

 

Mục tiêu

1. Nêu được giới hạn của 6 thời kỳ tuổi trẻ.

2. Trình bày được đặc điểm sinh lý và bệnh lý của từng thời kỳ.

3. Vận dụng được những đặc điể m sinh lý và bệnh lý của các thời kỳ vào việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục và phòng bệnh cho trẻ em .

Nội dung

Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ lại. Khác với người lớn, trẻ em là một cơ thể đang phát triển. Phát triển là sự lớn lên về khối lượng và sự trưởng thành về chất lượng (sự hoàn thiện về chức năng các cơ quan). Trong quá trình phát triển, cơ thể trẻ em có những đặc điểm về giải phẫu, sinh lý và bệnh lý mang tính đặc trưng cho từng lứa tuổi. Dựa vào đặc điểm này, có thể chia ra thành 6 thời kỳ tuổi trẻ. Chúng ta sẽ lần lượt nghiên cứu từng thời kỳ.

1. Thời kỳ phát triển trong tử cung

1.1. Giới hạn

Thời kỳ phát triển trong tử cung được tính từ lúc trứng được thụ tinh cho đến khi trẻ ra đời (cắt rốn), trung bình là 270 – 280 ngày. Thời kỳ nà y được chia ra 2 giai đoạn:

– Giai đoạn phôi thai: 3 tháng đầu.

– Giai đoạn rau thai: 6 tháng cuối.

1.2. Đặc điểm sinh lý

– 3 tháng đầu là thời kỳ hình thành các phủ tạng và tạo dáng thai nhi.

– 6 tháng cuối là thời kỳ phát triển thai nhi. Đây là thời kỳ t hai nhi lớn rất nhanh về khối lượng và hoàn thiện dần về chức năng các cơ quan.

– Sự hình thành và phát triển thai nhi hoàn toàn phụ thuộc vào tình trạng sức khoẻ (thể chất, tinh thần, xã hội và bệnh tật) của người mẹ.

1.3. Đặc điểm bệnh lý

Trứng được thụ tinh phát triển liên tục trong suốt 38 tuần cho đến khi được đẻ ra. Bệnh lý của thời kỳ này liên quan đến tình trạng sức khoẻ của người mẹ, cấu tạo gen của phôi, sự tác động (công kích) của một số tác nhân và thời điểm bị tác động:

– Trong 3 tháng đầu của thời kỳ mang thai, nếu người mẹ bị nhiễm virus như cúm, cận cúm, rubeole, adenovirus hoặc sử dụng một số thuốc chống ung thư, hay một số thuốc khác như Tetracyclin, Gacdenal… có thể sẽ gây rối loạn quá trình hình thành thai nhi, dẫn đến quái thai hoặc các dị tật bẩm sinh như: sứt môi, hở hàm ếch, tim bẩm sinh, tịt hậu môn vv…

– 6 tháng cuối của thời kỳ mang thai là giai đoạn phát triển thai nhi bằng cách tăng sinh về số lượng và kích thước tế bào. Sự tác động quá mức đến thai nhi thông qua người mẹ như mẹ ăn uống kém, lao động nặng, bị ngã hoặc bị các bệnh mạn tính có thể dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng bào thai, thai chết lưu, đẻ non, đẻ yếu vv…

1.4. Chăm sóc và quản lý thai nghén

Để tạo điều kiện cho thai nhi phát triển tốt, cần hướng dẫn cho bà mẹ thực hiện tốt những điểm sau:

– Ăn uống đầy đủ, cân đối các chất đạm, đường, mỡ, vitamin và muối khoáng, trong đó cần đặc biệt chú ý đến chất đạm.

– Tạo mọi điều kiện để người mẹ được thoải mái về tinh thần, tránh lao động nặng, tránh té ngã, không đi lại nhiều trên đường gồ ghề, nhất là trong 3 tháng cuối của thời kỳ thai nghén.

– Tránh tiếp xúc với các chất độc như thuốc trừ sâu, diệt cỏ, thuỷ ngân; tránh dùng các loại thuốc như Tetracyclin, thuốc phiện, thuốc lá, thuốc chống ung thư hoặc thuốc an thầ n như Gacdenal vv…

– Phòng tránh các bệnh lây do virus như cúm, cận cúm, rubeole, adenovirus, sốt phát ban và các bệnh do ký sinh trùng như giun móc, toxoplasmosis hay các bệnh hoa liễu như lậu, giang mai…nhất là trong 3 tháng đầu của thời kỳ thai nghé n.

– Không nên có thai khi người mẹ bị bệnh mãn tính như bệnh van tim, suy tim, suy gan, suy thận, suy tuỷ, xơ phổi, tâm thần…

– Đi khám thai định kỳ, đều đặn để có những lời khuyên kịp thời, xác đáng và hữu ích.

– Hướng dẫn bà mẹ có thai đi tiêm phòng u ốn ván.

– Chăm sóc bà mẹ khi có thai và đỡ đẻ an toàn

2. Thời kỳ sơ sinh

2.1. Giới hạn

Tính từ lúc trẻ ra đời cho đến khi trẻ tròn 4 tuần lễ.

2.2. Đặc điểm sinh lý

– Đặc điểm sinh lý chủ yếu của thời kỳ này là sự thích nghi của đứa trẻ với cuộc sống bên ngoài tử cung. Ngay sau khi ra đời, cùng với tiếng khóc chào đời, trẻ bắt đầu thở bằng phổi, vòng tuần hoàn chính thức bắt đầu hoạt động thay cho vòng tuần hoàn rau thai, trẻ bắt đầu bú, hệ tiêu hoá bắt đầu làm việc, thận bắt đầu đảm nhiệm việc điều hoà môi trường bên trong cơ thể (nội môi). Tất cả các nhiệm vụ này, trước đây đều do rau thai đảm nhiệm.

– Cơ thể trẻ lúc này còn rất non yếu, cấu tạo và chức năng của các cơ quan chưa

được hoàn thiện đầy đủ. Hệ thần kinh của trẻ luôn trong tình trạng bị ức chế, cho nên trẻ ngủ suốt ngày.

– Một số hiện tượng sinh lý xảy ra trong thời kỳ này là: đỏ da sinh lý, vàng da sinh lý, bong da sinh lý, sụt cân sinh lý, giảm chiều cao sinh lý, tăng trương lực cơ sinh lý, rụng rốn, ỉa ph ân su, thân nhiệt không ổn định.

2.3. Đặc điểm bệnh lý

– Do cơ thể của trẻ rất non yếu cho nên trẻ dễ bị bệnh và bệnh thường diễn biến nặng, dễ dẫn đến tử vong. Qua thống kê cho thấy lứa tuổi này có tỷ lệ tử vong cao nhất.

– Đứng đầu về bệnh tật trong lứa tuổi sơ sinh là các bệnh nhiễm trùng như viêm rốn, uốn ván rốn, viêm da, viêm phổi, nhiễm trùng máu và các bệnh nhiễm trùng khác.

– Đứng thứ hai là các bệnh do rối loạn quá trình hình thành và phát triển thai nhi: quái thai, đẻ non, các dị tật bẩm sinh như sứt môi, hở vòm miệng, tịt hậu môn, lộ bàng quang, tim bẩm sinh vv…

– Sau cùng là các bệnh liên quan đến quá trình sinh đẻ: ngạt, bướu huyết thanh, gãy xương, chảy máu não – màng não vv…

2.4. Chăm sóc và nuôi dưỡng

– Nếu có thể, cho trẻ bú ngay sau đẻ càng sớm càng tốt (xem bài “Nuôi con bằng sữa mẹ”).

– Giữ vệ sinh cho trẻ sơ sinh: Rốn, da, tã lót sạch sẽ.

– Giữ ấm cho trẻ về mùa lạnh, thoáng mát về mùa nóng.

– Hướng dẫn cho bà mẹ về cách cho con bú.

– Giáo dục bà mẹ về chế độ ăn của mẹ và con, cho trẻ uống Vicasol (Vitamin K) liều dự phòng xuất huyết não – màng não.

– Hướng dẫn để bà mẹ đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ và đúng kỳ hạn.

– Hướng dẫn cho bà mẹ biết theo dõi các hiện tượng sinh lý của trẻ và biết khi nào phải đưa trẻ đi khám.

3. Thời kỳ bú mẹ

3.1. Giới hạn:

Tính từ khi trẻ đượ c 4 tuần lễ cho đến khi trẻ được 12 tháng tuổi.

3.2. Đặc điểm sinh lý

– Ở thời kỳ này, trẻ lớn rất nhanh: Chỉ sau 12 tháng, trọng lượng của trẻ tăng gấp 3 lần, chiều cao tăng gấp rưỡi, vòng đầu tăng thêm 35% so với lúc trẻ ra đời.

– Để đảm bảo cho trẻ lớn nhanh, nhu cầu dinh dưỡng của trẻ trong lứa tuổi này rất cao: 120 – 130 kcal/kg/ngày.

– Cấu tạo và chức năng của ống tiêu hoá chưa hoàn thiện, do vậy để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cao thì thức ăn tốt nhất cho trẻ ở lứa tuổi này là sữa mẹ. Sau 5 tháng tuổi nên bắt đầu cho trẻ ăn sam.

– Hoạt động của hệ thần kinh cao cấp được hình thành, trẻ phát triển nhanh về tâm thần và vận động: Lúc ra đời trẻ chỉ biết khóc và có một số phản xạ bẩm sinh; khi 1 tuổi, trẻ đã biết đứng, biết cầm đồ vật, tập nói và hiểu được nhiều điều.

3.3. Đặc điểm bệnh lý

– Do nhu cầu dinh dưỡng cao, trẻ lớn rất nhanh nhưng chức năng của ống tiêu hoá chưa hoàn thiện, cho nên trẻ dễ bị rối loạn tiêu hoá, ỉa chảy, suy dinh dưỡng và còi xương.

– Trẻ dưới 6 tháng ít bị bệnh lây như sởi do có k háng thể từ mẹ truyền sang. Đây là miễn dịch thụ động.

– Trẻ trên 6 tháng hay bị các bệnh lây như sởi, ho gà, thuỷ đậu, do hệ thống đáp ứng miễn dịch còn yếu, miễn dịch thụ động lại giảm dần.

3.4. Chăm sóc và nuôi dưỡng

– Thức ăn chính của trẻ là sữa mẹ. Cần giáo dục để bà mẹ cho trẻ bú theo nhu cầu.

– Sau 5 tháng tuổi cho trẻ ăn sam. Cần hướng dẫn cho bà mẹ biết cách cho trẻ ăn sam:

+ Ăn từ ít đến nhiều, thay thế dần dần những bữa bú mẹ bằng các bữa ăn

+ Ăn từ loãng đến đặc dần.

+ Tập cho trẻ quen dần với từng món ăn một.

+ Thức ăn sam phải dễ tiêu, phù hợp với lứa tuổi và phải đầy đủ các chất dinh dưỡng, muối khoáng và vitamin (xem phần ô vuông thức ăn).

+ Phải đảm bảo vệ sinh trong ăn uống.

– Giáo dục bà mẹ đưa trẻ đi tiêm phòng 7 bệnh truyền nhiễm theo đúng lịch.

4. Thời kỳ răng sữa

4.1. Giới hạn

Thời kỳ này được tính từ khi trẻ 1 tuổi cho đến 6 tuổi và chia ra 2 giai đoạn:

– Tuổi vườn trẻ: trẻ từ 1 – 3 tuổi.

– Tuổi mẫu giáo: trẻ từ 4 – 6 tuổi.

4.2. Đặc điểm sinh lý

– Ở thời kỳ này, trẻ lớn chậm hơn so với thời kỳ bú mẹ. Chức năng các bộ phận được hoàn thiện dần.

– Chức năng vận động ở thời kỳ này phát triển rất nhanh: Lúc 1 tuổi trẻ mới tập đi, 2 tuổi trẻ đi lại rất lẹ, 3 -4 tuổi trẻ đã biết múa, làm được những động tác đơn giản để tự phục vụ mình (ă n bằng thìa, rửa tay, mặc quần áo), lúc 6 tuổi trẻ biết tập vẽ, tập viết.

– Hệ thống thần kinh cao cấp phát triển mạnh: Lúc 1 – 2 tuổi trẻ mới tập nói, 3 tuổi trẻ nói sõi, 4 tuổi trẻ biết hát và thuộc nhiều bài thơ, lúc 6 tuổi trẻ bắt đầu đi học.

– Trẻ hiếu động, ham thích tìm hiểu môi trường xung quanh, thích tiếp xúc với bạn bè và người lớn, trẻ hay bắt chước, vì vậy những hành vi xấu, tốt của người lớn đều ảnh hưởng đến tính tình, nhân cách của trẻ.

– Sau 6 tháng trẻ bắt đầu mọc răng sữa. Khi trẻ được 24 – 30 tháng thì trẻ đã có đủ 20 răng sữa.

4.3. Đặc điểm bệnh lý

– Do tiếp xúc rộng rãi với môi trường xung quanh, cho nên trẻ dễ mắc các bệnh lây như cúm, sởi, ho gà, bạch hầu, bại liệt, lao, bệnh giun.

– Trẻ 1 – 3 tuổi hay bị các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính, tiêu chảy.

– Trẻ 3 – 6 tuổi, do hệ thống đáp ứng miễn dịch đã phát triển, cho nên dễ bị các bệnh dị ứng hay nhiễm trùng – dị ứng như: mẩn ngứa, hen, viêm cầu thận cấp, thận nhiễm mỡ.

4.4. Chăm sóc và giáo dục

Chăm sóc và giáo dục trẻ ở lứa tuổi này có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành nhân cách của trẻ sau này:

– Giáo dục cho trẻ có ý thức vệ sinh như rửa tay trước khi ăn, không ăn những gì đã rơi xuống đất, rửa tay sau khi đại tiểu tiện, không chơi ở nơi bẩn bụi, thường xuyên phải tắm rửa, giữ gìn áo quần sạch sẽ…

– Tạo điều kiện để trẻ hoạt động vui chơi ngoài trời.

– Hướng dẫn cách ăn mặc, đi giày dép đúng theo mùa.

– Sớm cách ly các cháu bị bệnh.

– Hướng dẫn bà mẹ, người trông giữ trẻ về cách phòng tránh tai nạn tại nhà: rơi ngã, bỏng nước sôi, điện giật, chết đuối…

5. Thời kỳ thiếu niên

5.1. Giới hạn

Tính từ khi trẻ được 6 tuổi cho đến 15 tuổi và được chia ra 2 giai đoạn:

– Tuổi học sinh nhỏ: 6 – 12 tuổi.

– Tuổi học sinh lớn hay tuổi tiền dậy thì :12 – 15 tuổi.

5.2. Đặc điểm sinh lý

– Cấu tạo và chức năng các bộ phận đã hoàn chỉnh.

– Trí tuệ của trẻ phát triển rất nhanh: Trẻ có khả năng tiếp thu học đường, tư duy, sáng tạo và ứng xử khéo léo.

– Tâm sinh lý giới tính phát triển rõ rệt.

– Răng vĩnh viễn thay thế dần răng sữa.

– Hệ thống cơ phát triển mạnh.

– Trẻ 6 – 7 tuổi phát triển nhanh về chiều cao.

– Trẻ 8 – 12 tuổi phát triển rất chậm về chiều cao.

– Trẻ 13 – 18 tuổi chiều cao lại bắt đầu lớn rất nhanh.

5.3. Đặc điểm bệnh lý

– Bệnh lý ở lứa tuổi này gần giống người lớn.

– Trẻ hay bị các bệnh nhiễm trùng – dị ứng như thấp tim, hen, viêm họng, viêm amydal.

– Trẻ có thể bị các bệnh do sai lầm về tư thế khi ngồi học như gù, vẹo cột sống, cận thị.

5.4. Giáo dục phòng bệnh

– Giáo dục cho trẻ làm tốt vệ sinh răng miệng, tránh nhiễm lạnh.

– Phát hiện sớm bệnh viêm họng, thấp tim để điều trị kịp thời.

– Hướng dẫn trẻ ngồi học đúng tư thế, bàn ghế trong nhà trường phải có kích cỡ phù hợp với từng lứa tuổi.

– Phát hiện những trẻ bị cận thị, điếc để đeo kính hoặc đeo máy nghe giúp cho trẻ học tập tốt.

6. Thời kỳ dậy thì

6.1. Giới hạn

Giới hạn của thời kỳ dậy thì không cố định mà phụ thuộc vào giới và môi trường xã hội:

– Trẻ gái, tuổi dậy thì đến sớm hơn, thường bắt đầu từ 13 – 14 tuổi, kết thúc lúc 18 tuổi.

– Trẻ trai, tuổi dậy thì đến muộn hơn, thường bắt đầu từ 15 – 16 tuổi, kết thúc lúc 19 – 20 tuổi.

6.2. Đặc điểm sinh lý

– Trẻ lớn rất nhanh.

– Biến đổi nhiều về tâm sinh lý.

– Hoạt động của các tuyến nội tiết, nhất là tuyến sinh dục chiếm ưu thế.

– Chức năng của cơ quan sinh dục đã trưởng thành.

6.3. Đặc điểm bệnh lý

– Trẻ em ở lứa tuổi này rất ít bị các bệnh nhiễm khuẩn.

– Lứa tuổi này có tỷ lệ tử vong thấp nhất.

– Trẻ dễ bị các rối loạn về tâm thần và tim mạch.

– Thường phát hiện thấy những dị tật ở cơ quan sinh dục.

– Biểu hiện lâm sàng của các bệnh ở lứa tuổi này cũng giống như ở người lớn.

6.4. Giáo dục sức khoẻ

– Cần giáo dục để trẻ biết yêu thể dục thể thao, rèn luyện thân thể, góp phần cho cơ thể phát triển tốt, cân đối.

– Giáo dục giới tính, quan hệ nam nữ lành mạnh.

– Đề phòng các bệnh do quan hệ tình dục, do nghiện hút gây nên.

Bảng đánh giá phát triển tâm thần, vận động ở trẻ em bằng test Denver

BẢNG ĐÁNH GIÁ

 

Lứa tuổi Vân động

thô sơ

Vận động tinh tế Ngôn ngữ Thích ứng cá

nhân – xã hội

1 tháng – Giơ tay lên

nhẹ nhàng khi nằm sấp

– Nhìn ngươi mẹ

– Nhìn đèn sáng không di động

– Cười khi ngủ – Quan sát vật

trước mặt

2-3 tháng – Giữ vững được cổ

– Nằm sấp ngẩng đầu chốc lát

– Đưa mắt nhìn mẹ

– Mỉm cười

– Nhìn vật sáng di động

– Nhìn vật di động

– Cười khi thức

– Hóng chuyện

– Cười đáp lại
4-5 tháng – Ngồi phải giữ – Nắm chặt tự phát – Cười khanh khách – Biết đầu vú

– Lắc lư khi cho ăn

6-8 tháng – Ngồi vững một mình

– Bò lân lê

– Chuyển vật từ tay này sang tay kia – Bắt chước giọng – Cho tay vào miệng

– Chơi trò chơi đơn giản

– Biết bố mẹ

– Biết lạ quen

8-10 tháng – Đứng vịn – Vỗ tay – Kết hợp từ và hành động (măm măm)
10-12 tháng – Đi có người dắt – Nhặt đồ vật bằng 2 ngón – Nói từ đầu tiên
12-18 tháng – Đi một mình – Sử dụng các ngón tay dễ dàng – Nói được 3-50 từ – Sử dụng được chén

– Tập dùng thìa

18-24 tháng – Bắt đầu chạy – Xếp được vật này lên vật kia – Biết bbộ phận của cơ thể

– Lấy được đồ vật khi sai khiến

– Nói lóng

– Nói được câu 2 từ

– Biết giao tiếp với người mình muốn

– Bắt chước làm

25-30 tháng – Ném bóng

– Chạy

– Bắt chước tô đường kẻ dọc – Nói được câu 3 – 4 từ

– Có 50-300 từ

– Biết đòi đi đái, ỉa

– Chơi tự lập

– Biết cởi áo

– Biết mặc áo

30-36 tháng – Leo lên, xuống thang một mình – Bắt chước tô đường kẻ ngang

– Xếp được 6 khối lên nhau

3-4 tuổi – Đứng 1 chân

– Đi xe 3 bánh

– Ném chuyền bóng trên tay

– Vẽ vòng tròn

– Vẽ hình vuông

– Sử dụng kéo

– Nói được giới từ

– Nói được đại từ

– Nói được số nhiều

– Tự đến nhà vệ sinh

– Biết rửa mặt, lau mặt

– Chơi tập thể

– Chuyển tay cầm

4-5 tuổi – Ném bóng chính xác – Vẽ người với một vài bộ phận

– Vẽ tam giác

– Tô nét chữ

– Đếm được

– Biết được màu sắc

– Tự mặc quần áo

– Giúp việc vặt

– Hoạt động tập thể

5-6 tuổi – Chạy tốt

– Leo, trèo tốt

– Vẽ vòng tròn tốt

– Bắt đầu đi học

– Tiếp xúc với bạn bè, nhà trường

– Chia được động từ quá khứ

UNG THƯ PHẾ QUẢN – PHỔI NGUYÊN PHÁT

 

Mục tiêu học tập

1. Trình bày được định nghĩa, đặc điểm dịch tễ học và bệnh nguyên của ung thư phế

quản phổi nguyên phát.

2. Nêu được triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng tuỳ theo vị trí khối u.

3. Nêu được các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán xác định.

4. Nắm được cách phân giai đoạn của ung thư phế quản phổi nguyên phát theo TNM.

5. Biết cách điều trị theo hai nhóm chính và theo TNM

 

Nội dung

I. ĐẠI CƯƠNG

Ung thư phế quản phổi nguyên phát (UTPQPNP) hiện nay có tần suất đang tăng lên một cách đáng sợ.

Là nguyên nhân gây tử vong do ung thư hàng đầu ở nam và hàng thứ 4 ở nữ.

Bệnh nguyên chủ yếu là thuốc lá.

Phát hiện thường muộn nên điều trị khó vì vậy tiên lượng luôn luôn nặng.

II. BỆNH NGUYÊN

1. Giới: ung thư phế quản phổi gặp ở nam nhiều hơn nữ với tỉ lệ 6/1.

2. Tuổi

Bệnh gặp tối đa ở nam khoảng 65 tuổi và ở nữ khoảng 75 tuổi.

3. Môi trường

Bệnh thường gặp ở các thành phố lớn gấp 3 lần so với nông thôn.

4. Nguyên nhân

4.1. Thuốc lá

Khói thuốc lá đã được xác định 1 cách chắc chắn là nguyên nhân gây ung thư phế quản phổi. 90% ung thư phế quản phổi là do thuốc lá. Tỉ lệ ung thư phế quản phổi tăng theo số điếu thuốc hút trong ngày và số năm nghiện hút. Nếu hút trên 20 gói/năm thì tỉ lệ này tăng rõ rệt.

Khói thuốc lá làm chậm sự thanh lọc nhầy lông làm tổn thương những chức năng thực bào của bộ máy hô hấp.

Những enzyme của niêm mạc phế quản không thích ứng với sự tấn công này: biến các chất trong khói thuốc lá thành chất gây ung thư.

Cai thuốc là làm giảm nguy cơ nhưng không làm mất nguy cơ.

4.2. Ô nhiễm môi trường không khí chung.

Khói kỹ nghệ, khói xe hơi chứa benzopyrene và một số chất độc như hydrocabure

đa vòng, chất khác như kim loại, chất phóng xạ.

4.3. Ô nhiễm môi trường nghề nghiệp.

Bụi thạch miên, bụi mỏ hay các chất trong kỹ nghệ như chrome, niken, arsenic, mực in sản phẩm kỹ nghệ dẩu mỏ, các chất phóng xạ.

Khói thuốc là có tác dụng hợp lực gây ung thư.

4.4. Một số yếu tố khác.

Sẹo phổi có thể làm dễ ung thư dạng tuyến hơn các thể khác.

III. PHÂN LOẠI

1. Phân loại theo giải phẫu bệnh

Theo OMS ung thư phế quản phổi được phân thành những loại sau:

1.1. Ung thư dạng biểu bì.

1.2. Ung thư tế bào nhỏ không biệt hoá.

1.3. Ung thư dạng tuyến.

+ Ung thư tuyến nang biệt hoá cao.

+ Ung thư tiểu phế quản phế nang.

+ Ung thư tuyến ít biệt hoá.

1.4. Ung thư tế bào lớn không biệt hoá.

1.5. Ung thư phối hợp dạng biểu bì và tuyến.

1.6. Ung thư carcinoide.

1.7. Ung thư tuyến phế quản.

1.8. Ung thư nhú của biểu bì bề mặt.

1.9. Ung thư hỗn hợp carcinosarcome.

1.10. Sarcomes.

1.11. Không xếp loại.

1.12. Ung thư trung biểu mô (ung thư màng phổi).

1.13. U mélanine.

Trong đó 4 loại đầu là thường gặp.

2. Phân giai đoạn ung thư phổi theo TNM (theo hiệp hội Mỹ trên hệ thống ung thư)

2.1.U tiên phát To: Không thấy u

Tx: U chỉ phát hiện sớm bằng tế bào ung thư trong chất tiết phế quản.

TIS: ung thư biểu mô tại chỗ

T1: U có d ≤ 3cm, soi phế quản không thấy lan đến phế quản thuỳ.

T2: Ucó d>3 cm hay u không kể kích thước hoặc lan đến màng phổi tạng hoặc có xẹp phổi hoặc có viêm phổi nghẽn, có lan đến phế quản thùy hay cách cựa phế quản

≥ 2cm. Xẹp phổi/viêm phổi nghẽn chỉ ở 1 phổi

T3: U không kể kích thước xâm lấn thành ngực hay cơ hoành hay màng phổi trung thất hay màng ngoài tim (mà không tổn thương tim, mạch máu lớn, khí quản, thực quản, cột sống)

Hoặc u trong phế quản gốc cách cựa phế quản < 2cm.

T4: * U không kể kích thước xâm lấn trung thất hay tim hay mạch máu lớn, khí quản, thực quản, cột sống, cựa phế quản

*Hoặc tràn dịch màng phổi

2.2. Tổn thương hạch

No: Không có di căn đến hạch

N1: di căn đến hạch quanh phế quản hay rốn phổi

N2: Di căn hạch trung thất cùng bên và cạnh cựa phế quản

N3: di căn hạch trung thất khác bên, hạch rốn phổi khác bên, hạch cơ thang hay thượng đòn cùng hay khác bên

2.3. Di căn xa Mo:không di căn xa

M1: di căn xa như thượng thận, gan, xương, não

Bảng 1: Phân độ theo TNM

Giai đoạn T N M Ung thư biểu mô ẩn Tx No Mo

Giai đoạn 0 TIS No Mo

Giai đoạn I T1

T2

Giai đoạn II T1

T2

Giai doạn IIIa T3

T1-3

Giai đoạn IIIb Bất kỳ T T4

No Mo No Mo N1 Mo N1 Mo N1 Mo N2 Mo N3 Mo

Bất kỳ N Mo

Giai đoạn IV Bất kỳ T Bất kỳ N M1

IV. TRIỆU CHỨNG HỌC LÂM SÀNG

1. Biểu hiện trong lồng ngực

1.1.Ho

Ho thường tăng lên về tần số và độ trầm trọng.

1.2. Ho ra máu

Lượng nhiều hay ít, chiếm tỉ lệ 50% trường hợp.

1.3. Viêm phế quản phổi do nghẽn.

U phát triển trong lòng phế quản gây nghẽn phế quản không hoàn toàn làm rối loạn thanh thải nhầy lông, gây ú trệ, từ đó dễ dàng bị viêm phế quản phổi ở thuỳ phổi tương ứng.

– Viêm phế quản phổi do nghẽn có đặc điểm: viêm phổi khu trú, đáp ứng chậm hay không hoàn toàn với kháng sinh thích hợp, viêm phổi lập đi lập lại cùng một vị trí.

1.4. Tiếng-rít khu trú

Ran wheezing gợi ý nghẽn khu trú không hoàn toàn.

1.5. Xẹp phổi

Khi có hội chứng xẹp phổi là khi phế quản bị hẹp hoàn toàn.

1.6. Tràn dịch màng phổi

Có thể là tràn dịch thanh tơ huyết hay tràn máu, có thể do u lan trực tiếp hay do di căn, có khi do phản ứng của xẹp phổi.

1.7. Đau ngực

Đau cố định và dai dẳng chứng tỏ ung thư di căn đến thành ngực, màng phổi hay trung thất.

1.8. Hạch lớn

Hạch có thể ở rốn phổi, trung thất, cơ thang, có thể diễn tiến âm thâm hay gây chèn ép, ăn mòn các phế quản, các mạch máu hay các đám rối thần kinh lân cận.

1.9. Biểu hiện chèn ép, tắc nghẽn do u, do di căn, do hạch vùng

+ Tĩnh mạch chủ trên trong trung thất bị chèn ép làm cổ lớn ra, sau đó phù áo khoác, tím mặt, giãn tĩnh mạch dưới da ở vai, ngực.

+ Thần kinh quặt ngược trái bị chèn ép, gây khàn giọng, liệt dây thanh âm trái (dây thanh âm phải có vòng ở cao quanh động mạch dưới đòn nên ít bị chèn ép).

+ Thần kinh hoành: các dây thần kinh này đi dọc theo trung thất trước mỗi bên, một trong hai có thể bị chèn ép, gây liệt nửa cơ hoành tương ứng, chỉ phát hiện nhờ rọi phổi, thấy cơ hoành di động ngược chiều.

1.10. Hội chứng Pancoast Tobias

Ung thư đỉnh phổi xâm lấn màng phổi đỉnh chèn ép các rễ dưới của đám rối thần kinh cánh tay, thần kinh giao cảm cổ. Hội chứng gồm đau vai, đau cánh tay kèm hội chứng CLAUDE BERNARD HORNER cùng bên (đồng tử co, sụp mí, hẹp khe mắt) có khi ăn mòn xương đòn.

2. Biểu hiện ngoài lồng ngực (di căn)

3 cơ quan hay bị di căn nhất là

+ Hệ xương gây đau xương, đau trội lúc nằm nghỉ, tái phát với các thuốc giảm

đau thông dụng.

+ Hệ thần kinh trung ương: tỉ lệ u phổi di căn lên não rất cao, gây liệt các dây thần kinh sọ não, liệt nửa người.

+ Gan.

+ Các di căn khác như màng bụng, thượng thận, thận, ống tiêu hoá.

3. Hội chứng hệ thống

Các hội chứng này biến mất khi ung thư được cắt bỏ và tái phát khi di căn phát triển.

3.1. Tăng calci máu

Tăng calci máu do parathormone bất thường và một chất gây tan xương khác parathormone.

Tăng calci máu gây buồn nôn, nôn, tiểu nhiều, lú lẫn ngủ lịm, sững sờ.

3.2. Hội chứng tiết ADH bất thường

Gây hạ natri máu, giảm áp lực keo, tăng tỉ trọng nước tiểu, nước tiểu chứa nhiều natri.

3.3. Hội chứng CUSHING

Ung thư phế quản phổi tiết ra chất lượng tự như ACTH, thường ít hoạt động hơn ACTH thật.

3.4. Hội chứng carcinoide

Cơn xung huyết da, phù mặt, tăng tiết nước mắt, tăng tiết nước bọt, tiêu chảy nôn, hạ huyết áp do 5 hydroxytryptamine (serotonine) và 5 hydroxytryptophane được tiết ra trong u carcinoide hoặc ung thư tế bào nhỏ không biệt hoá.

3.5. Vú lớn

Ung thư tế báo lớn tiết ra khích thích tố sinh dục gây vú lớn.

3.6. Rối loạn thần kinh cơ: Cơ chế chưa rõ, hội chứng này không biến mất khi ung thư được cắt bỏ.

Thường gặp là: hội chứng nhược cơ, thoái hoá tiểu não, có khi cả não và tuỷ, hội chứng thần kinh ngoại biên.

3.7. Ngón tay dùi trống

3.8. Hội chứng PIERRE MARIE (hội chứng xương khớp phì đại do phổi).

Xương khớp của các chi đối xứng đau, sưng kéo dài. X quang thấy viêm và tăng sinh màng xương, thường gặp ở đầu xương chày và xương mác, kèm ngón tay chân dùi trống. Biến mất khi ung thư được cắt bỏ.

3.9. Giảm miễn dịch tế bào không đặc hiệu

Phản ứng bì lao (+) là một yếu tố tiên lượng tốt sống sót sau mổ gấp đôi phản ứng bì lao (-).

V. TRIỆU CHỨNG CẬN LÂM SÀNG

1. X quang

+ Ung thư dạng biểu bì và ung thư tế bào nhỏ không biệt hoá thường ở rốn hay gần rốn, ung thư dạng tuyến và ung thư tế bào lớn thường ở xa rốn trong chủ mô.

+ Ung thư dạng biểu bì thường dưới dạng khối mờ tròn bờ không đều, không

đồng chất, ở một bên, có thể hàng hóa, dế gây viêm phổi do nghẽn hay xẹp phổi.

+ Ung thư tế bào nhỏ không biệt hoá thường dưới dạng khối mờ, ít đồng chất, bờ không đều, có xu hướng lan ra xung quanh.

+ Ung thư dang tuyến thường dưới dạng khối tròn, đều, đậm, bờ rõ.

+ Ung thư tiểu phế quản phế nang thường dưới dạng khối tròn đơn độc hoặc nốt thâm nhiễm lan rộng một hay hai phổi.

+ Ung thư tế bào lớn thường dưới dạng khối tròn, đậm, bờ khá rõ.

Các tổn thương ung thư thường không bao giờ bị calci hoá.

2. Chụp cắt lớn tỉ trọng

Giúp xác định chính xác các tính chất của khối mờ bất thường trong nhu mô phổi, và ở trung thất, giúp sinh thiết dưới sự hướng dẫn của CT SCANNER để chẩn đoán mô học.

3. Soi phế quản

Soi phế quản bằng ống soi mềm giúp chẩn đoán trực tiếp và thăm dò sự lan rộng của ung thư bằng cách chải rữa phế quản và sinh thiết tổn thương hay sinh thiết có hệ thống các phế quản.

4. Tế bào học

Khảo sát tế bào trong đàm cho kết quả dương tính trên 70%, dương tính giả ít, phát hiện được tế bào ung thư ngay khi hình ảnh x.quang bình thường. Do đó tế bào học trong đàm là một xét nghiệm sàng lọc ở nhóm có nguy cơ.

5. Sinh thiết hạch

Hạch ngoại vi dễ dàng được sinh thiết, sinh thiết hạch trung thất được tiến hành ở

phòng mổ do bác sĩ chuyên khoa làm.

6. Chọc hút xuyên thành bằng kim nhỏ

Áp dụng cho những ung thư ở ngoại biên, khó soi phế quản. Có thể chọc dưới sự

theo dõi trên màng huỳnh quang. Dễ gây tràn khi màng phổi.

7. Sinh thiết màng phổi

Sinh thiết màng phổi phải tiến hành ở môi trường ngoại khoa. Có thể khảo sát tế bào học dịch màng phổi.

8. Mổ thăm dò

Ở bệnh nhân có chỉ định mổ. Sinh thiết và xét nghiệm giải phẩu bệnh tức thì và quyết định mổ tiếp tục hay không.

9. Thăm dò di căn

Phải làm siêu âm và chụp cắt lớp tỉ trọng mới kết luận được một cách chắt chắn.

10. Thăm dò chức năng hô hấp

Chủ yếu là đề xét chỉ định mổ và thăm dò khả năng phổi lành.

Nếu VEMS ≥1/2 bình thường và paCO2 bình thường 40 ± 3 mmHg thì không cần thăm dò thêm.

11. Chất chỉ điểm ung thư

Chỉ xác định được là có khối u, giúp theo dõi diễn tiến sau điều trị.

VI. CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT

1. Lao phổi

Chẩn đoán khó khăn trong những trường hợp sau: BK đàm âm tính và không tìm thấy tế bào ung thư trong đàm trong 3 ngày liền, trên phim X.quang có khối mờ hình tròn, đường kính 2-3 cm bờ rõ hoặc một đám mờ. Gặp các trường hợp này nên điều trị thử lao một cách tích cực, đồng thời tìm mọi cách phát hiện tế bào ung thư. Sau một tháng chậm nhất là hai tháng nếu hình ảnh trên phim rõ nét hơn là ung thư.

2. Viêm phổi

Sau một thời gian điều trị viêm phổi, nếu sức khoẻ không trở lại bình thường, các tổn thương trên phim X.quang không xoá hết, lắng máu vẫn cao… cần nghĩ đến ung thư phế quản phổi.

VII. ĐIỀU TRỊ

Về mặt điều trị người ta chia ung thư phế quản phổi ra làm 2 nhóm chính.

1. Ung thư không phải ung thư tế bào nhỏ không biệt hoá.

Có thời gian nhân đôi 100-200 ngày, gồm 3 loại: ung thư dạng biểu bì, ung thư dạng tuyến, ung thư tế bào lớn.

1.1. Phẩu thuật là phương pháp hữu hiệu nhất, áp dụng cho các giai đoạn ung thư ẩn, giai đoạn 1 và giai đoạn 2 và một số trường hợp chọn lọc như T3, No, Mo hay T1, N2, Mo.

Kết quả:

– Ung thư ẩn: sống sót sau 5 năm khoảng 60%. Theo dõi kỹ vì dễ bị tái phát khoảng 5%/năm/người.

– Ung thư nốt đơn độc: mổ cắt bỏ thuỳ phổi. Tiên lượng tuỳ theo kích thước khối u, theo hạch vùng và theo sự biệt hoá của tế bào k.

Sống sót sau 5 năm khoảng 40-60% nếu kích thước < 3cm và không có hạch vùng.

Sống sót sau 5 năm khoảng 20% đến < 40% nếu kích thước > 3cm và có hạch vùng.

1.2. Không phẩu thuật được dùng đa hoá trị liệu và xạ trị liệu nếu không có chống chỉ định.

+ Xạ trị liệu kết quả không tốt lắm, đôi khi không hơn bệnh nhân không được xạ trị

liệu.

– Đa hoá trị liệu

Bảng 3: Kết quả một số đa hoá trị liệu

Đặc điểm Paclitaxel

/carboplatin

Gemcitabine

/carboplatin

Paclitaxel

/Gemcitabine

Số bệnh nhân 308 309 312

Thời gian sống sót trung bình 7,9 tháng 7,6 tháng 8,4 tháng Sống sót 1 năm 33% 31% 33%

Bảng 4: Tỷ lệ sống sót sau 5 năm

Tác giả và năm công bố Số bệnh nhân

Nhóm thuốc điều trị sống sót 5 năm

%

Arriagada et al-2004 1867 Cisplatin và hoặc Etoposide

Vinorelbine Vindesine Vinblastine

44,5

Winton et al-2004 482 Cisplatin- Vinorelbine 69

Strauss et al-2004 344 Carboplatin- Paclitaxel 71(4 năm) Rosell et al- 2005 840 Cisplatin -Vinorelbine 51

2. Ung thư tế bào nhỏ không biệt hoá

Đây là loại ung thư phát triển nhanh, di căn sớm và nhiều ngay khi bệnh có vẻ khu trú, do đó mọi cố gắng cắt bỏ đều vô hiệu, nên đa hoá trị liệu và xạ trị liệu là chính.

2.1. Hoá trị liệu

Thuốc ức chế topoisomerase I bao gồm irinotecan và topotecan. Phối hợp irinotecan hay topotecan với ciplastin cho kết quả tốt, tuy nhiên có một số tác giả phối hợp etoposide với cisplatin hay với carboplatin

2.2. Xạ trị:

Xạ trị được dùng trước hoặc sau hoá trị liệu bởi bác sĩ chuyên khoa.

3. Điều trị triệu chứng và điều trị hỗ trợ cho cả hai loại

– Chống đau, chống nhiễm khuẩn, giảm ho.

– Chống chèn ép thần kinh: dexamethasone 20-80 mg /ngày

– Hút dịch màng phổi.

– Chống suy tuỷ, chống thiếu máu.

4. Phòng bệnh

-Tuyên truyền tác hại của thuốc lá trên các phương tiện truyền thông đại chúng để

vận động mọi người bỏ thuốc lá

-Chống ô nhiễm môi trường trong nhà, môi trường nghề nghiệp.

TÂM PHẾ MẠN

 

Mục tiêu

1. Trình bày được định nghĩa, đặc điểm dịch tễ học, bệnh nguyên, cơ chế sinh bệnh tâm phế mạn.

2. Nêu được triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của các giai đoạn tâm phế mạn và tiến triển.

3. Biết cách chẩn đoán bệnh và giai đoạn bệnh

4. Phát hiện sớm đợt bộc phát cấp tâm phế mạn

5. Trình bày được phác đồ điều trị và dự phòng tâm phế mạn

 

Nội dung

I. ĐỊNH NGHĨA

Tâm phế mạn là một sự lớn rộng thất phải bởi một sự phì đại và hay là giãn thứ phát của thất phải sau những rối loạn hay bệnh của hệ hô hấp. Bệnh do một bệnh bên trong chủ mô phổi; một vài trường hợp có thể do một bất thường của sự chỉ huy thông khí, một tổn thương lồng ngực và hay là hệ thống cơ hô hấp, hay có thể do những bệnh của tuần hoàn phổi. Tăng áp phổi luôn luôn đi trước tâm phế mạn trong đó có suy tim phải.

II. DỊCH TỂ HỌC

Người ta khó xác định tần suất của tâm phế mạn; từ sau 50 tuổi, tâm phế mạn là bệnh tim mạch đứng hàng thứ ba thường gặp nhất sau bệnh tim thiếu máu và tăng huyết áp. Bệnh thường thứ phát sau bệnh phế quản mạn tắc nghẽn. Thật vậy ở những nước hút nhiều thuốc lá và bị ô nhiễm môi trường thì viêm phế quản mạn và khí phế thủng có tần suất cao và tâm phế mạn chiếm 1/3 những trường hợp suy tim. Hiện nay đàn ông bị nhiều hơn đàn bà, có lẽ là do thuốc lá.

III. BỆNH NGUYÊN

1. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là nguyên nhân chính gây nên tăng áp phổi và tâm phế mạn. Sự tăng áp phổi chủ yếu thứ phát sau tình trạng thiếu oxy máu do bất thường tỉ số thông khí – tưới máu.

2. Những bệnh phổi kẽ

Bệnh lý phổi kẽ có thể thứ phát sau bệnh sarcoidose, bệnh bụi amian, bệnh chất tạo keo, nhưng cũng có thể không rõ nguyên nhân. Trong tất cả những bệnh này có hội chứng hạn chế thông khí nhưng không có hội chứng tắc nghẽn. Thâm nhiễm viêm kẽ chèn ép và phá huỷ những tiểu động mạch vách, làm gia tăng sức đề kháng của các mạch máu phổi. Đôi khi, những tổn thương này phối hợp với sự đóng lại của những tiểu phế quản bởi một quá trình viêm quanh tiểu phế quản.

3. Giảm thông khí phế bào với phổi bình thường

Bệnh nhược cơ, loạn dưỡng cơ; gù vẹo cột sống và quá mập phì.

4. Những bệnh chất tạo keo

Trong những bệnh chất tạo keo như lupút ban đổ hẹ thống thường có tổn thương mạch máu phổi. Xơ cứng bì và những bệnh tương tự ví dụ như hội chứng CREST cũng có tần suất cao tổn thương mạch máu phổi và diễn tiến sang tâm phế mạn.

5. Bệnh huyết khối – thuyên tắc động mạch phổi

5.1. Huyết khối gây nghẽn những động mạch phổi cở nhỏ và tiểu động mạch

Những huyết khối gây nghẽn và tái kênh hoá của những động mạch cơ cở nhỏ và tiểu động mạch phổi đã được tìm thấy nhờ sinh thiết và tử thiết những bệnh nhân bị tăng áp phổi có nguyên nhân khác nhau. Để giải thích những huyết khối tại chỗ này, người ta đã chứng minh có những tổn thương nội mạc của vi tuần hoàn phổi, một sự mất quân bình kịch phát giữa hiện tượng đông máu và ly giải fibrine tại chỗ, và sự hoạt hoá ngưng tập tiểu cầu ở vi tuần hoàn này.

5.2. Thuyên tắc động mạch phổi mạn gần gốc

Sự hiện diện một hay nhiều cục máu tổ chức hoá, bít những nhánh lớn của động mạch phổi với sự hình thành từ từ tâm phế mạn. Sự ly giải fibrine tại chỗ không đủ làm cho huyết khối tan ra hoặc là phía trước hoặc là phía sau gây bít lại những động mạch phổi gần gốc, phối hợp với một sự giảm độ giãn nở của những mạch máu trung tâm phổi.

6. Bệnh tĩnh mạch phổi

Những tĩnh mạch phổi lớn có thể bị bít lại bởi những di căn của ung thư như ung thư vú hay phổi, bởi nhiễm trùng như lao hay histoplasmose, bởi quá trình viêm có hạch như sarcoidose hay những nguyên nhân khác ít gặp hơn như viêm trung thất xơ hoá.

7. Tăng áp phổi tiên phát

Tăng áp phổi tiên phát diễn tiến sang tâm phế mạn không do bệnh tim hay bệnh phổi bên dưới; còn gọi là tăng áp phổi không rõ nguyên nhân. Tăng áp phổi tiên phát là một bệnh hiếm. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng những triệu chứng đầu tiên thường xuất hiện ở người trẻ. Gần đây, người ta xác minh có sự gia tăng kháng thể kháng nhân ở những bệnh nhân này

IV. CƠ CHẾ SINH BỆNH

. Giảm PaO2 là rối loạn khách quan quan trọng nhất, được gọi là thiếu oxy máu mạn khi PaO2 dưới 70 mmHg xảy ra trường diễn trong suốt thời kỳ bệnh ổn định. Thực ra thiếu oxy máu mạn chỉ trở nên đáng ngại từ mức PaO2 = 55 mmHg vì lúc đó có thể có những tác hại và cần phải điều trị.

+ Phản ứng tăng tạo hồng cầu có lợi do cho phép bảo đảm sự vận chuyển oxy đầy đủ, Nhờ vậy sự vận chuyển oxy thường không bị ảnh hưởng nhiều trừ những đợt suy hô hấp cấp hoặc những lúc thiếu oxy máu nặng như trong giấc ngủ, nhưng đa hồng cầu có hại là làm tăng độ nhớt máu và như thế góp phần làm tăng kháng lực mạch máu phổi dẫn đến sự xuất hiện tăng áp động mạch phổi.

+ Thiếu oxy mạn gây bất thường về thần kinh – tâm thần như rối loạn chú ý và trí nhớ, khó khăn về tư duy trừu tượng, về hành vi khéo léo, về các rối loạn vận động giản đơn.

+ Thiếu oxy mạn làm tăng sức cản mạch máu phổi do co thắt mạnh, phì đại tăng dần cơ trơn thành động mạch gây tăng áp động mạch phổi và tăng gánh tim phải. Tim bù trừ sự tăng gánh này càng tăng tần số và cung lượng tâm thu để đảm bảo sự cung cấp oxy. Cần lưu ý sự tăng áp phổi là một cơ chế thích nghi, giúp chọn lựa một số mao mạch phục vụ tưới máu tốt, cải thiện liên hệ thông khí / tưới máu.

Tâm phế mạn xuất hiện sau tăng áp phổi, nguyên nhân thường gặp nhất gây tăng gánh thất phải là sự gia tăng sức đề kháng mạch máu phổi, xảy ra chủ yếu ở những động mạch khẩu kính nhỏ và những tiểu động mạch.

Hệ thống mạch máu phổi bình thường là một vòng rất dễ giãn nở, với sức đề kháng thấp, khi gắng sức vừa phải, lưu lượng máu tăng gấp ba lần và chỉ gây nên một sự gia tăng nhẹ áp lực động macûh phổi. Tuy nhiên, khi dự trữ mạch máu phổi bị cạn đi do một sự giảm dần dần diện tích và tính giản nở của hệ thống mạch máu phổi, một sự gia tăng nhẹ của lưu lượng tim có thể đủ để gây nên một sự tăng áp phổi rõ ràng. Tình trạng thiếu oxy gây co các động mạch khẩu kính nhỏí và tiểu động mạch. Người ta nhận thấy rằng toan máu (pH < 7,2) làm gia tăng sự co mạch phổi. Trong tình trạng thiếu oxy mạn, những hậu quả của kích thích gây tăng áp phổi này thường được làm nặng bởi sự tăng độ nhầy máu liên hệ với đa hồng cầu thứ phát. Đối ngược với những hậu quả của sự thiếu oxy, khí carbonic tác động trên tuần hoàn phổi qua trung gian của toan máu gây nên một sự co mạch trực tiếp. Sự gia tăng khí carrbonic làm giảm sự đáp ứng của những trung tâm hô hấp với kích thích carbonic và gây nên sự tái hấp thu bicarbonate ở thận.

V. TRIỆU CHỨNG HỌC

1. Giai đoạn đầu

1.1. Triệu chứng lâm sàng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: viêm phế quản mạn, khí phế thủng do thuốc lá, hen phế quản kéo dài trong đó sự phục hồi phế quản kém, giãn phế quản, thường xảy ra những đợt bộc phát cấp. Sau mỗi đợt bộc phát, bệnh lại nặng thêm.

Tổn thương chức năng của phổi trong nhóm bệnh này biểu hiện thể tích thở ra gắng sức trong giây đầu (FEV1) giảm, FEV1/FVC giảm, sức cản đường thở và thể tích cặn (VR) tăng.

1.2. Triệu chứng của những bệnh phổi hạn chế: như lao xơ phổi, giãn phế nang, mập phì, gù vẹo cột sống, dị dạng lồng ngực, bệnh xơ phổi lan toả, dày dính màng phổi, bệnh mạch phổi.

Tổn thương chức năng của nhóm bệnh này là dung tích sống (FVC) giảm.

1.3. Có thể phối hợp những triệu chứng của hai nhóm bệnh trên.

Giai đoạn bệnh phổi mạn tính này tiến triển có thể nhiều năm, thay đổi từ 3 năm đến 20 năm.

2. Giai đoạn tăng áp lực động mạch phổi

2.1. Triệu chứng lâm sàng

– Triệu chứng chức năng giúp phát hiện

+ Khó thở gắng sức: luôn luôn có

+ Hội chứng viêm phế quản: ho và khạc đàm.

+ Đau gan do gắng sức: thường mơ hồ.

– Triệu chứng thực thể

Ngoài triệu chứng bệnh gốc, những triệu chứng về tim sớm nhất là tiếng tim thứ hai mạnh ở ổ van động mạch phổi, dấu Harzer ít gặp hơn, nhịp tim nhanh không có giá trị lắm, móng tay khum mặt kính đồng hồ, có thể có đau gan khi đè mạnh vào vùng hạ sườn phải.

2.2. Triệu chứng cận lâm sàng

– Phim phôỉ

Ngoài những dấu chứng của bệnh phế quản – phổi gốcú, thường gặp nhất là cung

động mạch phổi phồng.

– Siêu âm

Siêu âm 2 bình diện cho thấy giãn thất phải. Siêu âm Doppler màu có thể đánh giá áp lực động mạch phổi trên 35mmHg.

– Bilan huyết động

Đo áp lực tĩnh mạch trung ương, nếu tăng là dấu chứng sớm của tâm phế mạn.

3. Giai đoạn suy tim phải

3.1. Triệu chứng lâm sàng

– Triệu chứng chức năng

Khó thở càng ngày càng tăng dần từ khó thở khi gắng sức, đến khó thở khi leo lên dốc hay khi lên cầu thang, đến khó thở khi đi nhanh trên đường phẵng, đến khó thở khi đi chậm trên đường phẵng, cuối cùng khó thở khi làm việc nhẹ như vệ sinh, cởi quần áo, về sau khó thở cả khi nghỉ ngơi.

– Triệu chứng thực thể

+ Triệu chứng ngoại biên

Gan lớn và đau,tĩnh mạch cổ nổi lên và đập, phù, tím, mắt lồi và xung huyết, đo áp lực tĩnh mạch trung ương trên 25 cm nước, ngón tay hình dùi trống.

+ Triệu chứng tim mạch

Nhịp tim nhanh, có khi loạn nhịp hoàn toàn, dấu hiệu Harzer, T2 mạnh và tách đôi ở ổ van động mạch phổi.Tiếng ngựa phi phải ở thời kỳ tiền tâm thu, tiếng thổi tâm thu ở ổ van 3 lá.

3.2. Triệu chứng cận lâm sàng

– Phim phổi

Thân động mạch phổi phồng to, phì đại thất phải rõ ràng làm tim có hình hia và trong phim chụp nghiêng trước trái thấy mất khoảng sáng sau xương ức. Tràn dịch màng phổi có thể xuất hiện.

– Tâm điện đồ: có dày nhĩ phải (P phế) và dày thất phải

– Siêu âm Doppler màu: Đo áp lực động mạch phổi trên 45mmHg

– Bilan huyết động:Trong giai đoạn suy thất phải rõ rệt thì áp lực động mạch phổi tăng lên trên 45 mmHg

– Đo các khí trong máu: PaO2 giảm, PaCO2 tăng. SaO2 giảm và pH máu giảm có khuynh hương nhiễm toa hô hấp

– Huyết học: đa hồng cầu, tăng hematocrite.

VI. TIẾN TRIỂN

Tâm phế mạn tiến triển từ từ, gây tổn thương chức năng và cấu trúc của phổi dẫn đến suy hô hấp từng phần rồi suy hô hấp toàn bộ rồi suy tim phải và cuối cùng là suy tim toàn bộ. Ngày nay dù có nhiều phương pháp điều trị hiện đại, nhưng suy tim phải vẫn chiếm một tỉ lệ tử vong rất cao: 60 – 70% ở đợt suy tim phải lần đầu hay lần thứ hai.

Sự tiến triển của bệnh phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, và nhất là phụ thuộc vào việc người bệnh có phát hiện bệnh của mình sớm hay không, khi được phát hiện bệnh rồi có được điều trị và theo dõi thường xuyên hay không.

Những suy hô hấp mạn nghẽn mà nguyên nhân thường gặp là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính do thuốc lá sẽ dẫn đến tâm phế mạn rất dễ dàng. Các đợt bộc phát cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính sẽ làm nặng thêm tâm phế mạn, có trường hợp chỉ sau 3 năm đã có dấu hiệu suy tim phải. Đối với hen phế quản thì hen phế quản dị ứng nhiễm khuẩn có khi sau 5 – 10 năm đã có dấu hiệu suy tim phải, ngược lại hen phế quản dị ứng không nhiễm khuẩn thì rất ít đưa đến tâm phế mạn.

Đối với suy hô hấp mạn hạn chế như xơ phổi do lao, nhưng phải là lao xơ lan tỏa thì sẽ đưa đến tâm phế mạn, ngược lại nếu lao xơ một phần nhỏ thì không đưa đến tâm phế mạn, nhưng nếu có mắc thêm giãn phế quản thì chóng bị tâm phế mạn vì lúc đó là suy hô hấp mạn phối hợp. Trường hợp nầy nếu có nhiễm trùng phế quản phổi kèm theo thì cũng làm nặng thêm tâm phế mạn.

Nếu bệnh nhân được theo dõi và điều trị tốt thì bệnh có thể ổn định, có thể từ 10 – 20 năm hoặc lâu hơn nữa mới có biến chứng suy tim, có trường hợp có thể chung sống với bệnh nhân suốt đời.

VII. ĐIỀU TRỊ

1. Chế độ ăn uống và nghỉ ngơi

+ Nghỉ ngơi rất cần thiết, nên làm việc nhẹ, khi đã có dấu hiệu suy tim cần giảm hoặc bỏ các công việc phải gắng sức.

Chế độ ăn nhạt, ít muối, có thể ăn 1 – 2 g muối / ngày. Trong trường hợp suy tim nặng, phù nhiều, chế độ ăn nhạt khắt khe hơn; mỗi ngày chỉ dùng 0,5 g muối, nhưng không kéo dài.

2. Liệu pháp oxy

Người ta có thể cho thở oxy bằng xông mũi, oxy nên được dẫn qua một bình nước để làm ẩm, không nên cho thở oxy 100% với liều lượng thấp 1,5 – 2 lít / phút, muốn có hiệu quả phải dùng ít nhất 12 giờ / 24 giờ, nhưng tốt nhất là 15 – 20 giờ / 24 giờ. Người ta cung cấp oxy thế nào để duy trì một PaO2 trên 60 mmHg và SaO2 trên 90%, nếu được như thế thì sẽ giảm tỉ lệ tử vong và mang lại cho bệnh nhân một đời sống tương đối thoải mái.

3. Thuốc cải thiện tỉ thông khí – tưới máu phổi

Bismesialate d’almitrine (VECTARION).Cách dùng: điều trị tấn công với 50 mg, 1 – 2 viên / ngày trong 3 tháng, sau đó phải điều trị duy trì, sau điều trị tấn công, nghỉ 1 tháng, tiếp tục điều trị 2 tháng. Hiện nay rất ít sử dụng.

4. Điều trị suy tim

Trong tâm phế mạn có thể có suy tim toàn bộ, nhưng chủ yếu vẫn là suy tim phải, do đó thuốc điều trị chính là lợi tiểu, sau đó là digitale, có thể phối hợp với các thuốc dẫn xuất nitré.

4.1. Lợi tiểu

+ Furosemide (LASIX): 2 – 4 viên loại 40 mg / ngày, chia đều; hoặc loại tiêm 2

– 3 ống loại 20 mg / ngày, chia đều.

Khi dùng lợi tiểu furosemide phải thận trọng vì sẽ gây kiềm chuyển hoá, như vậy có thể có nguy cơ làm nặng thêm suy hô hấp do hiệu quả kích thích hô hấp của khí carbonic bị giảm đi.

+ Spironolactone (ALDACTONE): 50 mg – 100 mg (1 – 2 viên) / ngày, trong những thể nặng có thể tăng lên 6 viên / ngày, chia đều. thường dùng Aldactazine (Aldactone 50mg+Alizide 15mg) x 2 viên/ngày

4.2. Digitale: thường hay dùng digoxine, chỉ sử dụng trong suy tim còn bù, cho liều nhẹ 0,25 mg – 0,50 mg (1 – 2 viên) / ngày, không dùng khi suy tim mất bù.

4.3. Dẫn xuất nitré: như Isosorbide mononitrate (Imdur) 60mg x 1/2 viên/ngày

4.4. Ức chế men chuyển: như captopril 6,25mg/ngày hay Lisinopril 2,5mg/ngày

Thuốc lợi tiểu và digitale, dẫn xuất nitré hay ức chế men chuyển trong trường hợp này không quan trọng bằng các phương pháp cải thiện thông khí phế nang như liệu pháp oxy.

5. Thuốc giãn mạch

Các thuốc giãn mạch ổn định hay cải thiện chỉ xảy ra tối đa ở 1/3 số bệnh nhân. Hiệu quả của các loại thuốc thay đổi tuỳ theo từng bệnh nhân.

+ Những thuốc ức chế calci như Nifedipine, Dittiazem có thể sử dụng..

+ Ngoài ra người ta còn dùng Hydralazine với hy vọng làm giảm áp lực tuần hoàn, nhưng thuốc này có tác dụng làm giảm oxy máu, do rối loạn tỉ số thông khí – tưới máu.

+ Thuốc ức chế thụ thể endothelin (Bosentan): Chất endothelin 1 là một chất gây co mạch nội sinh gây tăng áp phổi,

Bosentan giúp cải thiện khả năng gắng sức và huyết động ở bệnh nhân tăng áp phổi, thuốc được sử dụng trong 12 tuần, liều khởi đầu là 62,5 mg x 2 lần/ngày trong 4 tuần lê ùđầu, và sau đó tăng liều lên 125 mg x 2 lần/ngày

+ Chuyền tĩnh mạch liên tục prostacycline.

+ Thuốc Sildenafil (Viagra) trong điều tri tăng áp phổi thứ phát sau xơ phổi:

Sildenafil làm gia tăng chọn lọc giãn mạch và làm cải thiện sự trao đổi khí ở bệnh nhân bị xơ phổi và tăng áp phổi.

Epoprostenol được sử dụng bằng đường tĩnh mạch hay Sildenafil được sử dụng bằng đường uống, sau khi huyết động thay đổi của bệnh nhân trở lại trị số bình thường được sử dụng tiếp theo khí dung Nitric oxide 10 – 20 ppm, họ uống 50mg

Sildenafil hay chuyền tối đa Epoprostenol (trung bình 8ng/kg/ phút). Thời gian tác dụng của Sildenafil từ 120 150 phút.

Cho đến nay, Sildenafil là thuốc chọn lựa tốt nhất trong điều trị giãn mạch phổi.

6. Corticoides

Rất có hiệu nghiệm trong điều trị đợt cấp, Prednisone uống 5 mg, 4 viên / ngày hay khí dung dipropionate de beclomethasone, hay Depersolone 30 mg tiêm tĩnh mạch vừa có tác dụng chống viêm vừa có tác dụng chống dị ứng vừa làm giảm tiết dịch.

7. Kháng sinh

Kháng sinh chỉ dùng khi có bội nhiễm phế quản – phổi, vi khuẩn thường gặp là Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenza, Moraxella catarrhalis, Mycoplasma pneumoniae, Legionella pneumophila, Staphylococcus aureus.

– Nếu nhẹ thì thuốc thường dùng hiện nay là

+ Azithromycine: 250 mg x 2 viên / ngày, chia 2 lần trong ngày đầu sau đó 250mg x 1 viên trong 4 ngày.

+ Cefadroxil (Droxyl, Oracefal): 500 mg, 3 viên / ngày, chia 3 lần.

+ Ciprofloxacine 500mg x 3 viên / ngày, chia 3 lần.

– Nếu nặng thuốc thường dùng bằng đường tiêm thịt hay tĩnh mạch

Một trong các loại Cephalosporine thế hệ I (Cefapirine: Cefeloject = 2g/ngày chia 2 lần) II (Cefuroxime: Zinnat = 750mgx2 hay 3 chai/ngày chia 2 hay 3 lần) III (Cefotaxime: Claforan = 2g/ngày chia 2 lần) IV (Axepim = 2g/ngày chia 2 lần) có thể kết hợp với Aminosides (Amikacine: Amiklin = 15mg/kg/ngày, 1 hay 2 hay 3 lần) hay Fluoroquinolones (Ciprofloxacin: 200mg x 2 lọ – 4 lọ chuyền tĩnh mach).

8. Liệu pháp vận động

Tập thở rất quan trọng, làm tăng độ giãn nở của phổi và lồng ngực, tăng thông khí phế nang, nhất là thở bằng cơ hoành.

9. Loại bỏ những yếu tố gây kích thích

Phải cai thuốc lá, tránh tiếp xúc với bụi bặm, các khí độc…

BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH

Mục tiêu

 

1. Trình bày được định nghĩa, đặc điểm dịch tể học, bệnh nguyên, cơ chế sinh bệnh và sinh lý bệnh bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

2. Nêu được triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng và phân giai đoạn bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

3. Chẩn đoán xác định và phân biệt được bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

4. Phát hiện sớm đợt bộc phát cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

5. Trình bày được phác đồ điều trị theo từng giai đoạn, mức độ trầm trọng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và biện pháp dự phòng

Nội dung

I. ĐỊNH NGHĨA

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) là một bệnh biểu hiện bởi sự giới hạn lưu lượng khí, sự giới hạn này không hồi phục hoàn toàn. Sự giới hạn lưu lượng khí thường xảy ra từ từ và phối hợp với môt sự đáp ừng viêm bất thường của phổi đối với các hạt độc hay khí. BPTNMT bao gồm viêm phế quản mạn và khí phế thủng.

Bao gồm viêm phế quản mạn, khí phế thủng và hen phế quản không hồi phục.

Sự chẩn đoán BPTNMT căn cứ vào triệu chứng ho, khạc đàm, khó thở và hay là có tiền sử tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ. Sự chẩn đoán được xác định bằng phế dung kế. sau khi dùng thuốc giãn phế quản mà FEV1 < 80% so với trị số dự đoàn phối hợp với FEV1/FVC < 70%

II. DỊCH TỂ HỌC

BPTNMT là nguyên nhân hàng đầu của bệnh suất và tử suất trên thế giới. Năm 1990 theo TCYTTG thi BPTNMT đứng hàng thứ 12 trong số những bệnh nặng. BPTNMT là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ 4 sau bệnh tim, ung thư, bệnh mạch máu não. Theo báo cáo kết quả họp nhóm tư vấn của Châu Á Thái Bình Dương về BPTNMT lần thứ VI 1 – 2/6/2002 tại Hồng Kông thì tại các nước Châu Á Thái Bình Dương, tỉ lệ mắc BPTNMT khoảng 3,8%, nhưng gần đây qua một số mẫu nghiên cứu cho thấy tỉ lệ lên đến 6,3% ở người trên 30 tuổi.

Theo TCYTTG và Ngân hàng Thế giới thì tỉ lệ mắc bệnh trên toàn thế giưói năm 1990 là 9,34/1000 dân nam, và 7,33/1000 dân nữ. Tỉ lệ mắc bệnh cao nhất ở các nước đang hút thuốc lá nhiều và ngược lại.

III. NHỮNG YẾU TỐ NGUY CƠ

1. Những yếu tố ký chủ

1.1. Gènes: Yếu tố di truyền đáng lưu ý nhất là thiếu hụt bẩm sinh α1 antitrypsine.

Sự phát triển sớm và nhanh khí phế thủng toàn tiểu thuỳ

1.2. Sự tăng đáp ứng phế quản: ảnh hưởng đến BPTNMT là không rõ.

1.2. Sự tăng trưởng phổi: liên hệ với quá trình xảy ra trong giai đoạn mang thai, cân nặng lúc sinh và sự tiếp xúc với môi trường trong thời kỳ thiếu niên.

2. Những yếu tố tiếp xúc

2.1. Hút thuốc lá: liên hệ rất chặt chẻ với BPTNMT, điều nầy xảy ra có lẽ là do những yếu tố di truyền. Không phải tất cả người hút thuốc lá đều bi BPTNMT, khoảng 15 – 20% người hút thuốc lá bị BPTNMT, 85 – 90% bênh nhân bị BPTNMT là do thuốc lá. Hút thuốc lá > 20 gói / năm có nguy cơ cao dẫn đến BPTNMT. Tiếp xúc thụ động với thuốc lá cũng có thể góp phần gây nên BPTNMT. Hút thuốc lá trong thời kỳ mang thai cũng là một yếu tố nguy cơ cho bào thai, do ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển phổi trong tử cung

2.2. Bụi và chất hoá học nghề nghiệp: những bụi và chất hoá học nghề nghiệp (hơi nước, chất kích thích, khói) có thể gây nên BPTNMT độc lập với hút thuốc lá

2.3. Ô nhiễm môi trường trong và ngoài nhà: Vai trò của ô nhiễm không khí ngoài nhà gây BPTNMT không rõ. Ô nhiễm môi trường trong nhà như chất đốt, chất đốt cháy từ nấu ăn và hơi nóng là những yếu tố gây nên BPTNMT.

2.4. Nhiễm khuẩn: nhiễm trùng hô hấp ở thời kỳ thiếu niên có thể gây BPTNMT ở

thời kỳ trưởng thành.

IV. CƠ CHẾ SINH BỆNH

1. Viêm và các yếu tố nguy cơ của BPTNMT

Sự liên quan giữa hút thuốc lá và viêm đã được nghiên cứu rất nhiều. Thuốc lá kích hoạt đại thực bào và tế bào thượng bì sản xuất ra TNFα và một số chất trung gian gây viêm như IL8 và ILB4.

2. Mất quân bình giũa proteinase và antiproteinase

Thiếu α1 antitrypsine là môt chất ức chế một số proteine thuyết thanh như neutrophile elastase làm gia tăng nguy cơ gây khí phế thủng; elastin là một thành phần chính của thành phế bào bị huỷ bởi neutrophile elastase. Sự mất quân bình giữa proteinase và antiproteinase nội sinh có thể gây nên sự phá huỷ phổi và có thể xảy ra do sự suy giảm hoạt tính của antiproteinase do stress oxy hoá, do thuốc lá và có thể do những yếu tố nguy cơ khác của BPTNMT.

3. Những stress oxy hoá

Trong BPTNMT có một sự mất quân bình rõ ràng chất oxy hóa và chất chống oxy hóa, trong đó chủ yếu là các chất oxy hóa, đó là hydrogen peroxide (H2O2) và nitric oxide (NO). Những stress oxy hóa ngoài việc gây tổn thương trực tiếp phổi còn góp phần vào sự mất quân bình proteinase – antiproteinase Những chất oxy hóa cũng xúc tiến viêm. Cuối cùng những stress oxy hóa có thể góp phần làm hẹp đường hô hấp.

V. SINH LÝ BỆNH

1. Sự tăng tiết chất nhầy và rối loạn chức năng hô hấp

Sự tăng tiết chất nhầy là do sự kích thích các tuyến tiết chất bởi những chất trung gian gây viêm như leucotrien, proteinase và neuropeptides. Những tế bào lông bị dị sản dạng vãy dẫn đến sự suy giảm hệ số thanh thải nhầy – lông.

2. Sự giới hạn lưu lượng khí thở và sự căng phồng phổi

Sự giới hạn lưu lượng khí thở không hồi phục, một số ít có thể hồi phục, do hiện tượng tái cấu trúc, xơ hóa và hẹp đường thở nhỏ. Những vị trí giới hạn đường thở là tiểu phế quản có khẩu kính < 2mm, trong BPTNMT kháng lực đường thở tăng gấp đôi bình thường. Sự phá hủy phế bào gây khí phế thủng. Sự giới hạn lưu lượng khí

được biểu hiện bởi sự giảm FEV1 và tỉ FEV1/FVC trong đó tỉ FEV1/FVC giảm thường là dấu hiệu đầu tiên của sự giới hạn lưu lượng khí.

3. Bất thường về sự trao đổi khí

Sự mất quân bình giữa thông khí / tưới máu là cơ chế chủ yếu do tổn thương thành đường thở ngoại vi và khí phế thủng. Trong khí phế thủng có sự giảm DLCO / L, từ đó gây nên thiếu oxy máu. Tình trạng thiếu oxy máu và tăng khí cácbonic ít xảy ra khi FEV1 < 1.00L. Lúc đầu tình trạng thiếu oxy máu chỉ xẩy ra lúc gắng sức, nhưng khi bệnh tiến triển nặng thì tình trạng thiếu oxy máu xảy ra lúc nghỉ ngơi.

Ở những bệnh nhân bị BPTNMT nặng, tình trạng thiếu oxy gây co các động mạch khẩu kính nhỏ và các tiểu động mạch.

4. Tăng áp phổi và tâm phế mạn

Tăng áp phổi xảy ra chậm trong diễn tiến của BPTNMT (Giai đoạn III), sau đó là tâm phế mạn. Những yếu tố gây nên tăng áp phổi là sự co mạch, sự tái cấu trúc những động mạch phổi. Sự co thắt mạch ngoài nguyên nhân do thiếu oxy máu còn do sự tổng hợp hay phóng thích NO bị giảm và sự tiết bất thường của những peptides co mạch như endothelin 1. Sự tăng áp phổi và sự giảm hệ thống mạch máu phổi do khí phế thủng có thể dẫn đến phì đại thất phải và suy tim phải.

VI. TRIỆU CHỨNG HỌC

1. Triệu chứng chức năng

1.1. Ho: ho mạn tính, thường là triệu chứng đầu tiên của BPTNMT, Lúc đầu ho cách khoảng, nhưng sau đó ho xảy ra hằng ngày, thường suốt cả ngày, ít khi ho ban đêm. Một số trưường hợp, sự giới hạn lưu lượng khí có thể xảy ra mà không ho.

1.2 Khạc đàm: với số lượng nhỏ đàm dính sau nhiều đợt ho.

1.3. Khó thở: là triệu chứng quan trọng của BPTNMT và là lý do mà hầu hết bệnh nhân phải đi khám bệnh, khó thở trong BPTNMT là một loại khó thở dai dẳng và xảy ra từ từ, lúc đầu chỉ xảy ra khi gắng sức như đi bộ hay chạy lên thang lầu, khi chức năng phổi bị giảm, khó thở trở nên nặng hơn và bệnh nhân không thể đi bộ được hay không thể mang một xách đồ ăn, cuối cùng là khó thở xảy ra trong những hoạt động hằng ngày (mặc áo quần, rửa tay chân hay cả lúc nghỉ ngơi)

2. Triệu chứng thực thể

Khám thực thể ít có giá trị trong chẩn đoán BPTNMT. Những triệu chứng thường gặp là

+ Tím trung tâm.

+ Các khoảng gian sườn nằm ngang, lồng ngực hình thùng.

+ Dấu hiệu Hoover (dẹt 1/2 cơ hoành phối hợp với sự thu lại vào trong nghịch lý của đáy lồng ngực trong kỳ hít vào).

+ Tần số thở lúc nghỉ > 20 lần / phút, nhịp thở nông.

+ Bệnh nhân thở ra với môi mím lại với mục đích làm chậm lại luồng khí thở

ra để có thể làm vơi phổi có hiệu quả hơn.

+ Nghe phổi âm phế bào giảm, có ran wheezing.

3. Những tét và những xét nghiêm bổ sung cho chẩn đoán BPTNMT

Đối với những bệnh nhân được chẩn đoán BPTNMT giai đoạn II và III, những tét và những xét nghiệm sau đây có thế được sử dụng:

3.1. Đánh giá giảm chức năng hô hấp bằng phế dung kế

Kết quả đo phế dung là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán BPTNMT và để theo dõi tiến triển của bệnh.

+ Đo FEV1 và FEV1/FVC.

+ Sau khi dùng thuốc giãn phế quản mà FEV1 < 80% so với trị số lý thuyết phối hợp với FEV1/FVC < 70% chứng tỏ có giới hạn lưu lượng khí không hoàn toàn phục hồi.

+ FEV1/FVC là tỉ số có độ nhạy cảm cao của sự giới hạn lưu lượng khí và FEV1/FVC < 70% được xem như là dấu hiệu sớm của giới hạn lưu lượng khí ở bệnh nhân bị BPTNMT trong lúc FEV1 vẫn còn bình thường (≥80% so trị số lý thuyết).

3.2. Tét hồi phục phế quản sau khi khí dung thuốc giãn phế quản

+ Những bệnh nhân không sử dụng thuốc giãn phế quản khí dung tác dụng ngắn trước đó 6 giờ, thuốc đồng vận β2 tác dụng dài trước 12 giờ hay theophylline thải chậm trước 24 giờ.

+ Đo FEV1 trước khi sử dụng thuốc giãn phế quản.

+ Thuốc giãn thế quản phải được sử dụng dưới dạng khí dung qua một bầu hít hay khí dung máy. Liều lượng thích hợp là 40μg đồng vận β2, 80μg kháng cholinergic hay phối hợp cả 2 loại.

+ Đo FEV1 lại 3 – 45 phút sau khi dùng thuốc giãn phế quản.

+ Kết quả: Một sự tăng FEV1 > 200ml và trên 12% so với FEV1 trước khi sử dụng thuốc giãn phế quản được xem như là có giá tri.

5.3. Khí máu: Ở những bệnh nhân bị BPTNMT đã lâu để đánh giá tâm phế mạn.

5.4. Chụp phim lồng ngực: cho thấy khí phế thủng.

VII. PHÂN GIAI ĐOẠN BPTNMT THEO TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG

+ Giai đoạn 0: có nguy cơ.

+ Giai đoạn I (BPTNMT nhẹ): Ho mạn tính và khạc đàm, thường bệnh nhân không chú ý đến.

+ Giai đoạn II và III(BPTNMT vừa và nặng): Bệnh nhân thường khó thở khi gắng sức, đây là giai đoạn mà bệnh nhân đi khám bệnh được chẩn đoán là BPTNMT, có thể do nhiễm trùng hô hấp.

+ Giai đoạn IV (BPTNMT rất nặng): Những triệu chứng ho, khạc đàm tiếp tục xảy ra một cách điển hình, khó thở nặng lên và những biến chứng có thể xuất hiện.

VIII. PHÂN LOẠI MÚC ĐỘ TRẦM TRỌNG CỦA BPTNMT

Bảng 1: Các mức độ trầm trọng của BPTNMT

Giai đoạn Đặc điểm

0: có nguy cơ + Phế dung bình thường

+ Triệu chứng mạn tính (Ho, khạc đàm)

I: BPTNMT nhẹ + FEV1/FVC < 70%

+ FEV1 ≥80% trị số lý thuyết.

+ Có hay không có các triệu chứng mạn tính (Ho, khạc đàm)

II. BPTNMT trung bình + FEV1/FVC < 70%

+ 30% ≤ FEV1 < 80% trị số lý thuyết 50% ≤ FEV1 < 80% trị số lý thuyết 30% ≤ FEV1 < 50% trị số lý thuyết

+ Có hay không có các triệu chứng mạn tính (Ho, khạc đàm, khó thở)

III. BPTNMT nặng + FEV1/FVC < 70%

+ 30% ≤ FEV1 < 50% trị số lý thuyết

+ Có hay không có các triệu chứng mạn tính (Ho, khạc đàm, khó thở)

IV BPTNMT rất nặng + FEV1/FVC < 70%

+ FEV1 < 30% trị số lý thuyết hay FEV1 < 50% trị số lý thuyết phối hợp với suy hô hấp mạn

IX. CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT

Bảng 2: Các chẩn đoán phân biệt thường gặp của BPTNMT

Chẩn đoán Triệu chứng

BPTNMT + Khởi phát trong khoảng tuổi 1/2 đời người

+ Những triệu chứng tiến triển chậm

+ Có tiền sử hút thuốc lá kéo dài

+ Khó thở khi gắng sức

+ Giới hạn lưu lượng khí không hồi phục nhiều Hen phế quản + Khởi phát sơm thường trong thời kỳ thiếu niên

+ Những triệu chứng thay đổi từng ngày

+ Những triệu chứng xảy ra ban đêm

+ Dị ứng, viêm mũi và hay là chàm

+ Tiền sử gia đình hen phế quản

+ Giới han lưu lượng khí hồi phục nhiều Suy tim sung huyết + Ran ẩm nhỏ hạt ở đáy

+ X quang lồng ngực cho thấy bóng tim lớn, phù phổi

+ Tét chức năng hô hấp cho thấy rối loạn thông khí hạn chế

+ Không có giới hạn lưu lượng khí Giãn phế quản + Khạc đàm mũ số lượng nhiều

+ Thường phối hợp với nhiễm trung mũ

+ Ran ẩm to hạt

+ Phim lồng ngực hay CT scan phổi cho thây có giãn phế quản và

vách phế quản dày lên

X. ĐỢT BỘC PHÁT CẤP BPTNMT

3 triệu chứng chính của đợt bộc phát cấp của Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là: gia tăng khó thở, gia tăng đàm mũ, gia tăng lượng đàm.

Bảng 3: Chẩn đoán mức độ nặng của BPTNMT

Nhẹ Vừa Nặng

1 trong 3 triệu chứng chính, cũng như 1 trong những dấu chứng sau đây: nhiễm trùng đường hô hấp trên trong 5 ngày qua, sốt mà không có nguyên nhân rõ ràng, gia tăng ran rít, gia tăng ho, gia tăng nhịp thở và tần số tim 20% so với bình thường.

2 trong 3 triệu chứng chính

Tất cả 3 triệu chứng chính

+ Chức năng hô hấp: thường thường khi PEF < 100lít/phút, hay FEV1 < 1.00L chứng tỏ một đợt bộc phát cấp nặng, trừ trường hợp bệnh nhân bị giới hạn đường thở nặng mạn tính.

+ Khí máu: Khi PaO2 < 60mmHg và hay là SaO2 < 90% chứng tỏ suy hô hấp.

Khi PaO2 < 50mmHg, PaCO2 > 70mmHg và pH < 7,30 thì cần phải xử trí cấp cứu.

+ Phim lồng ngực đểí chẩn đoán phân biệt.

+Tâm điện đồ giúp chẩn đoán phì đại tim phải, loạn nhịp và thiểu năng vành.

+ Công thức máu: chủ yếu công thức bạch cầu và đa hồng cầu có thể có Hct

> 55%)

+ Xét nghiệm đàm có thể tìm thấy Streptococcus pneumoniae, Hemophilus influnzae và Moraxella catarrahalis.

XI. ĐIỀU TRỊ

1. Xử trí BPTNMT ốn định

1.1. Giảm các yếu tố nguy cơ

1.1.1. Ngưng thuốc lá

Là phương pháp điều trị độc nhất có hiệu quả để làm giảm yếu tố nguy cơ. Ngưng thuốc lá sớm ở bệnh nhân bị BPTNMT có thể cải thiện FEV1, tuy nhiên các đường khí một khi đã bị tắc nghẽn trầm trọng thì sự ngưng thuốc lá ít có lợi.

1.1.2. Thuốc

* Những thuốc thay thế nicotine: dạng viên, dán.

* Thuốc chống trầm cảm: như bupropion và nortriptyline, thường dùng loại bupropion thải chậm đơn độc hay kết hợp với cao dán nicotine.

1.2.. Điều trị bằng thuốc

1.2.1. Điều trị kết hợp:

Có thể làm gia tăng tác dụng giãn phế quản, sự kết hợp giữa một đồng vận β2 tác dụng ngắn với một kháng cholinergic ở những bệnh nhân BPTNMT ổn định làm cải thiện nhiều hơn và kéo dài hơn FEV1 so với sử dụng một loại thuốc.

Sự sử dụng một đồng vận β2 tác dụng ngắn, một kháng cholinergic và hay là theophylline có thể cải thiện chức năng hô hấp.

1.2.2 Glucocorticosteroid

Trong BPTNMT glucocorticosteroid uống và khí dung ít có hiệu quả hơn trong hen và vai trò trong điều trị BPTNMT ổn định giới hạn trong nhưng chỉ định đặc biệt.

1.2.3 Những điều trị khác

* Vaccin: chống cúm và chống phế cầu chứa 23 type huyết thanh.

* Kháng sinh: Sử dụng kháng sinh dự phòng, dùng liên tục không có hiệu quả trên tần suất xuất hiện những đợt bôc phát cấp của BPTNMT.

* Những chất chống oxy hóa: đặc biệt là N-acetylcystein làm giảm tần suất xuất hiện những đợt bộc phát cấp hay có thể có vai trò trong điều trị những bệnh nhân có nhữg đợt bộc phát cấp tái phát.

* Thuốc giảm ho: không dùng.

1.2.4.Sự tập luyện

Mục tiêu chính của sự tập luyện hô hấp là giảm những triệu chứng, cải thiện chất lượng sống và làm tăng sự tham gia hằng ngày các hoạt động về thể chất và tinh thần.

1.2.5 Oxy liệu pháp

Thường được chỉ định ở bệnh nhân BPTNMT giai đoạn III nặng, có thể bằng 3 phương cách bao gồm điều trị lâu dài liên tục, trong các hoạt động thể lực và làm dịu cơn khó thở cấp. Mục tiêu đầu tiên của oxy liệu pháp là làm gia tăng PaO2 tối thiểu là 60mmHg lúc nghĩ và hay là cung cấp SaO2 tối thiểu là 90% để duy trì chức năng sống của các cơ quan.

Oxy liệu pháp lâu dài liên tục thường được chỉ định trong giai đoạn III nặng ở những bệnh nhân có:

+ PaO2 < 55mmHg hay SaO2 < 88% có hay không có tăng khí cácbonic hay

+ PaO2 từ 55 – 60mmHg hay SaO2 = 89%, nếu có tăng áp phổi, phù ngoại biên gợi ý suy tim hay đa hồng cầu (Hct > 55%).

Điều trị lâu dài oxy (>15giờ/ngày) ở những bệnh nhân bị suy hô hấp mạn có thể làm gia tăng sự sống sót. Oxy liệu pháp liên tục làm giảm áp lực động mạch phổi và có thể ngăn ngừa được sự diễn tiến của tăng áp phổi.

BẢNG TÓM TẮT ĐIỀU TRỊ MỖI GIAI ĐOẠN BPTNMT

Giai đoạn Điều trị được khuyến cáo sủ dụng Tất cả + Tránh những yếu tố nguy cơ

+ Tiêm phòng cúm

0 + Như trên

I + Thuốc giãn phế quản tác dụng ngắn

II + Điều trị đều đặn với một hay hơn thuốc giãn phế quản

+ Tập luyện

+ Glucocorticosteroid khí dung nếu triệu chưng lâm sàng và chức năng hô hấp có đáp ứng

III + Điều trị đều đặn với một hay hơn thuốc giãn phế quản

+ Tập luyện

+ Glucocorticosteroid khí dung nếu triệu chứng lâm sàng và chức năng hô hấp có đáp ứng hay nếu có những đợt bộc phát cấp

IV + Điều trị đều đặn với một hay hơn thuốc giãn phế quản

+ Tập luyện

+ Glucocorticosteroid khí dung nếu triệu chứng lâm sàng và chức năng hô hấp có đáp ứng hay nếu có những đợt bộc phát cấp

+ Điều trị các biến chứng

+ Oxy liệu pháp lâu dài nếu có suy hô hấp mạn

2. Xử trí đợt bộc phát cấp BPTNMT

2.1. Chụp X quang lồng ngực

Có thể cần thiết vì qua kết quả X quang cho thấy trên 23% bệnh nhân nhập viện có những biểu hiện bệnh lý.

3.2.Thuốc giãn phế quản

Khí dung thuốc đồng vận β2 tác dụng ngắn như salbutamol và kháng cholinergic như ipratropium có hiệu quả bằng nhau trên bệnh nhân BPTNMT. Những loại thuốc này cũng có tác dụng cao trên tất cả tác dụng của tất cả những thuốc giãn phế quản sử dụng bằng đường tiêm bao gồm methylxanthines và những loại thuốc cường giao cảm. Một số nghiên cứu cho thấy phối hợp thuốc đồng vận β2 tác dụng ngắn với kháng cholinergic có hiệu quả cao do tác dụng hiệp lực mà không làm gia tăng tác dụng phụ. Chỉ sau liều tối đa khởi đầu thuốc giãn phế quản, có thể thêm một liều khí dung giãn phế quản tỏ ra có lợi.

2.3. Sử dụng corticoide

Trong đợt bộc phát cấp của BPTNMT sự sử dụng corticoide hệ thống trong 2 tuần là có lợi. Trong 2 tuần đó liều lượng được chia như sau: 3 ngày sử dụng methylprednisolone 125 mg/6 giờ, sau đó cho prednisone trong 2 tuần (60mg/ngày từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 7, 40mg/ngày từ ngày thứ 8 đến ngày thứ 11, và 20mg/ngày từ ngày thứ 12 đến ngày thứ 15).

2.4. Kháng sinh

Kháng sinh tỏ ra có hiệu quả trong đợt bộc phát cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Tuỳ theo loại vi trùng thường gây nhiễm trùng phế quản phổi mà sử dụng kháng sinh thích hợp.Có thể sử dụng Cephalosporine thế hệ 3, Macrolides, Fluoroquinolones hô hấp.

2.5. Oxy liệu pháp

Trong đợt bộc phát cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và thiếu khí, sự sử dụng oxy là cần thiết và có lợi cho bệnh nhân. Tuy nhiên vấn đề cần lưu ý chính là khi sử dụng oxy liệu pháp sẽ có nguy cơ gây tăng khí carbonic máu và suy hô hấp.

2.6. Thông khí áp lực dương không xâm nhập

Thường được sử dụng cho bệnh nhân nội trú bị đợt bộc phát cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Phương pháp này không những làm cải thiện chức năng hô hấp và làm giảm PaCO2 mà trong một số trường hợp có thể tránh sử dụng đặt nội khí quản.

2.7. Chống chỉ định

Trong điều trị những bệnh nhân bị đợt bộc phát cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, những điều trị sau đây không có lợi: thuốc tan nhầy, vật lý trị liệu lồng ngực, methylxanthines.

Áp dụng thực tế

+ Mức độ nhẹ: áp dụng X quang lồng ngực, khí dung giãn phế quản.

+ Mức độ vừa: X quang lồng ngực, khí dung giãn phế quản, corticoid hệ thống, oxy liệu pháp, thông khí áp lực dương không xâm nhập.

+ Mức độ nặng: X quang lồng ngực, khí dung giãn phế quản, corticoid hệ thống, oxy liệu pháp, thông khí áp lực dương không xâm nhập, kháng sinh.